Tăng tỷ lệ hộ nghèo do thiên tai và di dân tái định cư thuỷ điện

28/12/2013 00:00

(TN&MT) - Ngày 27/12, tại Quảng Nam đã diễn ra Hội thảo “Tác động của thiên tai và di dân tái định cư thuỷ điện đối với giảm nghèo” khu vực miền Trung - Tây...

(TN&MT) - Ngày 27/12, tại Quảng Nam, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Khoá XIII) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Tác động của thiên tai và di dân tái định cư thuỷ điện đối với giảm nghèo” khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
   
Thủy điện Đắc Mi 4 (Quảng Nam) xả lũ khiến mực nước các sông dâng cao đột ngột,
gây lũ lụt những ngày đầu tháng 10/2013
   
  Báo cáo tại Hội thảo cho biết, khu vực miền Trung được xem là “trung tâm” ảnh hưởng bởi thiên tai. Chỉ tỉnh riêng trong năm 2013, thiên tai đã làm sập, hỏng đến 90% số nhà so với toàn quốc. Là địa bàn “trọng tâm” cứu trợ của Trung ương với khoảng 70% số gạo cứu trợ của năm 2013. Bên cạnh đó, do việc thiếu đất sản xuất đối với người dân tái định cư thuỷ điện đang là vấn đề “đau đầu” của các địa phương và cũng không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác giảm nghèo chậm lại. Khi diện tích rừng bị thu hẹp, hệ thống ngcuồn nước, lưu lượng dòng chảy thay đổi đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng dự án và hạ du, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao…
   
  Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều tham luận phân tích nguyên nhân, thực trạng và tác động của thiên tai cũng như thuỷ điện đối với công tác giảm nghèo, cứu trợ xã hội. Tình hình thực hiện chính sách cứu trợ xã hội đối với khu vưc bị ảnh hưởng bởi thiên tai (thuận lợi, khó khăn, kiến nghị); tác động của thỉên tai đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo; thuỷ điện Sông Tranh 2: bài toán về chi phí môi trường xã hội; chính sách di dân tái định cư các công trình thuỷ điện liên quan đến chính sách giảm nghèo…
           
  Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Mạnh Hùng- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: Giảm nghèo luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, các địa phương cần phối hợp với các ngành chức năng kiến nghị, đề xuất những phương án giảm nghèo mang tính căn cơ, lâu dài, phù hợp với tình hình địa phương. Không ai có thể phủ nhận tác động tích cực của thuỷ điện đem lại, nhưng chúng ta cũng cần xem xét, đánh giá về những “mặt trái” của nó như tỷ lệ hộ nghèo còn cao tại các vùng tái định cư thuỷ điện; nhiều dự án thuỷ điện bộc lộ điểm yếu “chết người”; nhiều vi phạm trong quá trình lập quy hoạch, lập dự án, vận hành dự án; văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực giảm nghèo vừa thiếu vừa chậm…
                                                                                       Lan Anh- Quỳnh Anh
   
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng tỷ lệ hộ nghèo do thiên tai và di dân tái định cư thuỷ điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO