Tái chế rơm rạ bảo vệ môi trường

27/11/2018 10:18

Giúp nông dân thu gom, tái chế rơm rạ thành phân bón vi sinh là việc làm được Đoàn thanh niên TP Hà Nội triển khai thời gian qua. Hoạt động này bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của người dân, góp phần xây dựng môi trường Thủ đô thêm xanh - sạch - đẹp.

Gia đình chị Quách Thị Hà (ở xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn) mỗi vụ trồng hơn một mẫu lúa. Đã thành thói quen, cứ sau khi thu hoạch lúa, nhà chị lại đốt rơm rạ. Chị Hà cho biết: “Số lượng rơm rạ thải ra lớn, nhưng gia đình tôi không có nhu cầu sử dụng nên đem đốt, dù biết việc làm này gây ảnh hưởng đến môi trường”. Còn bà Nguyễn Thị Thi (ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) chia sẻ: “Ngoài việc đem đốt thì chúng tôi chẳng biết làm gì, mà trước đây tôi vẫn nghĩ, đốt rơm rạ lấy tro bón, cây trồng sẽ tốt hơn…”.

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng đốt bỏ ngoài đồng khoảng 352.000 tấn (chiếm 33,7%). Việc đốt rơm rạ sinh ra khí CO - là loại khí rất độc có thể gây chết người, đồng thời gây khói bụi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và đường không trong khu vực. Ngoài ra, theo các chuyên gia, hàm lượng dinh dưỡng trong tro rơm rạ rất ít nên không có tác dụng cải tạo đất.

Tái chế rơm rạ
Đoàn viên thanh niên huyện Sóc Sơn hướng dẫn bà con nông dân xử lý rơm rạ thành phân bón vi sinh.

Trước thực tế trên, Thành đoàn Hà Nội đã tích cực triển khai chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh” tại các huyện ngoại thành. Trực tiếp hướng dẫn bà con xử lý rơm rạ, Bí thư Đoàn xã Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín) Tạ Văn Hùng chia sẻ: “Sau khi được các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn kiến thức, quy trình làm phân bón từ rơm rạ, chúng tôi hướng dẫn lại bà con nông dân. Tại xã Nguyễn Trãi có 100 hộ tham gia. Với khoảng hơn 2 tấn rơm rạ cùng các thành phần hỗ trợ thì thu được 3,2 tấn phân vi sinh thành phẩm vừa bảo vệ môi trường, vừa an toàn cho người sử dụng, tạo độ tơi xốp cho đất. Bà con ai nấy đều phấn khởi”.

Việc thu gom rơm rạ tái chế thành phân vi sinh cũng được triển khai điểm tại 2 xã Đức Hòa và Xuân Thu của huyện Sóc Sơn. Bí thư Huyện đoàn Sóc Sơn Nguyễn Mạnh Dương cho biết: “Ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân, đoàn viên thanh niên huyện còn giúp các hộ dân thu gom rơm rạ ủ 60 ụ (2 tạ rơm rạ/ụ), xử lý thành phân bón vi sinh, góp phần làm giảm bớt tình trạng đốt rơm rạ.”

Sau hơn 2 tháng Thành đoàn Hà Nội triển khai việc tái chế rơm rạ thành phân bón vi sinh tại 3 huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Sóc Sơn, suy nghĩ và hành động của nhiều người dân đã thay đổi. Hồ hởi khoe thành quả, chị Quách Thị Hà (ở xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn) bày tỏ: “Được đoàn viên thanh niên xã hướng dẫn cụ thể, chúng tôi đã tự thực hiện tại gia đình. Kỹ thuật xử lý rơm rạ thành phân vi sinh không khó mà lại cho kết quả rất tốt, giá thành rẻ. Từ nay, gia đình tôi sẽ không đốt rơm rạ tràn lan như những mùa vụ trước”. Bà Nguyễn Thị Thứ (cũng ở xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn) phấn khởi cho biết: “Việc xử lý rơm rạ thành phân vi sinh giúp hạn chế sử dụng phân bón hóa học, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Vì là phân hữu cơ nên khi bón cho rau vừa tốt, vừa an toàn. Cả xóm tôi ai cũng ủng hộ”.

 

Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Khánh Bình cho biết: Đoàn thanh niên thành phố tiếp tục nhân rộng mô hình điểm tại các địa phương. Đây là hoạt động hưởng ứng chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh” do Trung ương Đoàn phát động, nhằm đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Thông qua chương trình, đoàn viên thanh niên tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giúp bà con nông dân dần thay đổi thói quen, tập quán sản xuất, giảm bớt tình trạng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường sống. Đồng thời, hoạt động này còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nông nghiệp bền vững.

Gia đình chị Quách Thị Hà (ở xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn) mỗi vụ trồng hơn một mẫu lúa. Đã thành thói quen, cứ sau khi thu hoạch lúa, nhà chị lại đốt rơm rạ. Chị Hà cho biết: “Số lượng rơm rạ thải ra lớn, nhưng gia đình tôi không có nhu cầu sử dụng nên đem đốt, dù biết việc làm này gây ảnh hưởng đến môi trường”. Còn bà Nguyễn Thị Thi (ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) chia sẻ: “Ngoài việc đem đốt thì chúng tôi chẳng biết làm gì, mà trước đây tôi vẫn nghĩ, đốt rơm rạ lấy tro bón, cây trồng sẽ tốt hơn…”.

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng đốt bỏ ngoài đồng khoảng 352.000 tấn (chiếm 33,7%). Việc đốt rơm rạ sinh ra khí CO - là loại khí rất độc có thể gây chết người, đồng thời gây khói bụi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và đường không trong khu vực. Ngoài ra, theo các chuyên gia, hàm lượng dinh dưỡng trong tro rơm rạ rất ít nên không có tác dụng cải tạo đất.

Trước thực tế trên, Thành đoàn Hà Nội đã tích cực triển khai chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh” tại các huyện ngoại thành. Trực tiếp hướng dẫn bà con xử lý rơm rạ, Bí thư Đoàn xã Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín) Tạ Văn Hùng chia sẻ: “Sau khi được các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn kiến thức, quy trình làm phân bón từ rơm rạ, chúng tôi hướng dẫn lại bà con nông dân. Tại xã Nguyễn Trãi có 100 hộ tham gia. Với khoảng hơn 2 tấn rơm rạ cùng các thành phần hỗ trợ thì thu được 3,2 tấn phân vi sinh thành phẩm vừa bảo vệ môi trường, vừa an toàn cho người sử dụng, tạo độ tơi xốp cho đất. Bà con ai nấy đều phấn khởi”.

Việc thu gom rơm rạ tái chế thành phân vi sinh cũng được triển khai điểm tại 2 xã Đức Hòa và Xuân Thu của huyện Sóc Sơn. Bí thư Huyện đoàn Sóc Sơn Nguyễn Mạnh Dương cho biết: “Ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân, đoàn viên thanh niên huyện còn giúp các hộ dân thu gom rơm rạ ủ 60 ụ (2 tạ rơm rạ/ụ), xử lý thành phân bón vi sinh, góp phần làm giảm bớt tình trạng đốt rơm rạ.”

Sau hơn 2 tháng Thành đoàn Hà Nội triển khai việc tái chế rơm rạ thành phân bón vi sinh tại 3 huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Sóc Sơn, suy nghĩ và hành động của nhiều người dân đã thay đổi. Hồ hởi khoe thành quả, chị Quách Thị Hà (ở xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn) bày tỏ: “Được đoàn viên thanh niên xã hướng dẫn cụ thể, chúng tôi đã tự thực hiện tại gia đình. Kỹ thuật xử lý rơm rạ thành phân vi sinh không khó mà lại cho kết quả rất tốt, giá thành rẻ. Từ nay, gia đình tôi sẽ không đốt rơm rạ tràn lan như những mùa vụ trước”. Bà Nguyễn Thị Thứ (cũng ở xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn) phấn khởi cho biết: “Việc xử lý rơm rạ thành phân vi sinh giúp hạn chế sử dụng phân bón hóa học, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Vì là phân hữu cơ nên khi bón cho rau vừa tốt, vừa an toàn. Cả xóm tôi ai cũng ủng hộ”.

Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Khánh Bình cho biết: Đoàn thanh niên thành phố tiếp tục nhân rộng mô hình điểm tại các địa phương. Đây là hoạt động hưởng ứng chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh” do Trung ương Đoàn phát động, nhằm đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Thông qua chương trình, đoàn viên thanh niên tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giúp bà con nông dân dần thay đổi thói quen, tập quán sản xuất, giảm bớt tình trạng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường sống. Đồng thời, hoạt động này còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nông nghiệp bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tái chế rơm rạ bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO