Tái chế chất thải sinh hoạt: Phó mặc ve chai?

21/01/2014 00:00

(TN&MT) - Việc tái chế chất thải sinh hoạt nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng nhựa sử dụng trở lại là vấn đề vô cùng cấp thiết.

(TN&MT) - Việc tái chế chất thải sinh hoạt nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng nhựa sử dụng trở lại là vấn đề vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này đang gặp khó vì thiếu vốn và công nghệ.
   
Thi nhau thi, quá ti thu gom
   
  Chưa bao giờ vấn đề môi trường và xử lí rác thải lại được các quốc gia đặc biệt quan tâm như hiện nay và Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoại lệ. Tìm kiếm công nghệ phù hợp xử lý chất thải rắn hiệu quả được xem là thách thức cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
   
  Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8triệu tấn /1năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/1năm (chiếm 54% ) lượng chất thải rắn còn lại tập trung tại các huyện lỵ, thị xã thị trấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22triệu tấn/ 1năm.
  Như vậy với lượng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt như trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng là rất đáng báo động. Trong khi đó, công tác xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp, với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/một đô thị, riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp và khu xử lý. Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Cụ thể là toàn quốc có có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành, nhưng mới có 16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh.
   
Rác phải được xem xét, sử dụng một cách hợp lý như các tài nguyên khác
    
   
   Đáng ngại hơn, cho đến nay, hầu hết các Công ty môi trường đô thị đều chưa có khả năng xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn. Do đó, các Công ty này mới chỉ thu gom, vận chuyển được chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp hoặc thu gom chất thải rắn công nghiệp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung của đô thị.
   
  Theo nhận định của các chuyên gia, ngay tại các khu vực đang vận hành các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh đang xử lý đến hơn 90% khối lượng rác sinh hoạt hàng ngày thì nguy cơ mùi hôi và khó khăn trong xử lý nước rỉ rác vẫn hiện hữu và tốn kém trong việc xử lý ruồi muỗi và côn trùng.
   
Tái chế sơ sài, lc hu
   
  Hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở tái chế đa số ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể tại các làng nghề với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công.
   
  Đơn cử như trên địa bàn TP. HCM đã hình thành và ngày càng phát triển hệ thống phân loại, thu gom, thu mua và tái chế các loại phế liệu từ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và xây dựng. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 15.000 - 16.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực thu gom “ve chai” trong đó có khoảng 5.000 - 5.500 lao động vừa thực hiện công tác thu gom rác thải, vừa phân loại, thu nhặt các loại rác phế liệu để cung cấp cho các vựa thu mua. Mạng lưới cửa hàng thu gom rác phế liệu, phân loại lần hai và tái chế với số lượng khoảng 1.000 cơ sở. Số lao động trong các cơ sở này lên đến khoảng 10.000 người.
   
  Các cơ sở tư nhân thu mua chất thải sinh hoạt từ những người bán ve chai và tái chế với phương tiện kỹ thuật sơ sài, lạc hậu, không đúng tiêu chuẩn khoa học. Sau khi thu gom, chất thải được đem đi nghiền, đốt rồi pha thêm hóa chất, vật liệu khác để làm ra các sản phẩm tái chế rẻ tiền.
   
  Quy trình lạc hậu như vậy khiến rác thải sinh hoạt được xử lý rất chậm, không đúng quy cách và nhiều nguy cơ tác động ngược trở lại môi trường, đời sống. Ngoài ra, nước ta hiện vẫn chưa có các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chuyên dụng quy mô lớn. Điều này càng làm tăng thêm nỗi lo nhiều khu vực sẽ xuất hiện các bãi rác thải sinh hoạt khổng lồ.
   
Bao giờ cho đến hồi kết?
   
  Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam có nguồn chất thải dồi dào và phong phú. Các chất thải có thành phần hữu cơ cao là một lợi thế cho quá trình xử lý chất thải kết hợp sản xuất điện năng. Tuy nhiên, nếu công tác phân loại chất thải không được thực hiện tốt thì sẽ gây khó khăn cho các nhà máy xử lý.
   
  Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 nhấn mạnh chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường.
   
  Việt Nam hiện có 22% số tỉnh đã ban hành quy định khuyến khích phân loại rác tại nguồn, nhưng thực tế chỉ có 7% các tỉnh áp dụng quy định này. Ngoài ra, trên 55%các tỉnh vẫn còn sử dụng chung một thùng đựng cho các loại rác. Do vậy, nhận thức về lợi ích của việc giảm và tái chế chất thải cũng như năng lực của tỉnh để thực hiện các hoạt động này vẫn còn hạn chế.
   
  Các chuyên gia cho rằng, cần phải coi rác là nguồn tài nguyên (thứ cấp) với các thành phần, tính chất đặc thù và có một giá trị nhất định. Do đó, rác phải được xem xét, sử dụng một cách hợp lý như các tài nguyên khác.
   
Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tái chế chất thải sinh hoạt: Phó mặc ve chai?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO