Sự nóng lên toàn cầu có thể phá vỡ bốn phần năm đại dương thế giới vào năm 2050

09/03/2017 00:00

(TN&MT) – Sự nóng lên toàn cầu sẽ phá vỡ 4/5 đại dương thế giới vào năm 2050 nếu lượng khí thải nhà kính tiếp tục gia tăng, đe doạ các loài cá - nguồn...

(TN&MT) – Mới đây, các nhà khoa học cho biết sự nóng lên toàn cầu sẽ phá vỡ 4/5 đại dương thế giới vào năm 2050 nếu lượng khí thải nhà kính tiếp tục gia tăng, đe doạ các loài cá - nguồn lương thực chính cho một tỉ người.
 
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc cắt giảm phát thải do con người tạo ra sẽ làm cho sinh vật biển thích nghi tốt hơn với tình trạng nóng lên hoặc khiến sinh vật biển từ tảo đến cá tuyết chuyển sang vùng nước gần các điểm cực hơn.
 
"Vào năm 2050, khoảng bốn phần năm bề mặt đại dương sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình axit hóa và sự nóng lên đại dương", Stephanie Henson, người dẫn đầu nghiên cứu thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia Anh ở Southampton nói với Reuters.
 
Bà Stephanie Henson cho biết, CO2, khí nhà kính chính, tạo thành một axit yếu trong nước. Hiện tại, chỉ có khoảng 10% đại dương đang chịu áp lực do ảnh hưởng song song của cả nhiệt độ cao và axit hóa.
 
Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, phù hợp với các mục tiêu mà gần 200 quốc gia đặt ra trong khuôn khổ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hồi năm 2015, có thể hạn chế tác động lên hai phần ba đại dương vào năm 2050, từ đó, giúp sinh vật biển có nhiều thời gian thích nghi hơn. 
 
 
Một con cá voi nhảy xuống ngoài khơi bờ biển của thủ đô Nuuk của Greenland vào ngày 17/10/2012. Ảnh: REUTERS / Alistair Scrutton
Một con cá voi nhảy xuống ngoài khơi bờ biển của thủ đô Nuuk của Greenland vào ngày 17/10/2012. Ảnh: REUTERS / Alistair Scrutton
 
 
Các nhà khoa học cho rằng giảm lượng oxy trong nước và giảm chất dinh dưỡng đều liên quan đến biến đổi khí hậu, sẽ làm tăng thêm “căng thẳng” cho các đại dương trong thế kỷ này.
 
Theo các chuyên gia ở Đức, Mỹ, Pháp, Na Uy và Anh, việc chỉ rõ các tác động trên là rất quan trọng bởi một phần bảy dân số thế giới, hay khoảng một tỉ người phụ thuộc vào các đại dương như là nguồn chính của protein.
 
Các nhà khoa học viết trên tạp chí Nature Communications: “Các tác động đối với từng loài sinh vật biển, như tôm hùm, cá trích, cá mập hay cá voi và tác động đối với cuộc sống đại dương "không được hiểu rõ". Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy cuộc sống sinh vật biển có thể chống lại sự thay đổi. Loài cá rô biển sáng màu sống trong các rạn san hô như Great Barrier Reef ở Australia có thể thích ứng trong một vài thế hệ với nhiệt độ cao hơn”.
 
Nhiều loài cá, như cá tuyết, đang di chuyển về phía Bắc ở Đại Tây Dương để tới những vùng nước mát hơn.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự nóng lên toàn cầu có thể phá vỡ bốn phần năm đại dương thế giới vào năm 2050
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO