Sẽ quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp với vùng ĐBSCL

25/09/2015 00:00

  (TN&MT) - Sáng 25/9/2015 tại Trường Đại học Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ...

 

(TN&MT) - Sáng 25/9/2015 tại Trường Đại học Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.  

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, sau gần 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015, phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL đã có nhiều chuyển tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng, với những kết quả nỗi bật như sau: tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99%, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2011, tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học đạt gần 99%, tỉ lệ học sinh dân tộc nội trú chiếm khoảng 10,5% số học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS và THPT, tỉ lệ sinh viên đạt gần 190 sinh viên/vạn dân; số trường Trung cấp nghề đạt gần 100% theo kế hoạch, có 119 đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập; về đào tạo nguồn nhân lực cho vùng, từ năm 2012 đến năm 2014 các cơ sở đào tạo ở khu vực ĐBSCL đã xét tuyển thêm 600 sinh viên trình độ đại học, cao đẳng, các cơ sở khác đã tuyển 1.310 chỉ tiêu đại học và 1.520 chỉ tiêu thạc sĩ; 100% tỉnh, thành phố của vùng đã hoàn thành quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo giao đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030, mạng lưới trường lớp mầm non, phổ thông tiếp tục được rà soát điều chỉnh hoàn thiện phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng; từ năm 2011-2015 đã thành lập mới được 4 trường đại học và 2 trường cao đẳng, ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng Khoa Ngôn ngữ -Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam bộ tại trường Đại học Trà Vinh; tỉ lệ thí sinh đạt kết quả trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng tại kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 ở vùng ĐBSCL đạt 88,34% tương đương tỉ lệ trung bình của cả nước, cao hơn vùng Duyên hải Miền trung, miền núi phía Bắc và Tây nguyên; trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đạt chuẩn ở các ngành học, cấp học bình quân trên 99%; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học đã giúp nhiều học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội đến trường, duy trì học tập; công tác dạy nghề chuyển biến tích cự theo hướng gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh;...

Một góc Trường Đại học Cần Thơ - nơi được xem là Trung tâm Giáo dục- Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL
Một góc Trường Đại học Cần Thơ - nơi được xem là Trung tâm Giáo dục- Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL

Tuy nhiên, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ en 5 tuổi chưa đạt được tỉ lệ 100% theo kế hoạch đề ra, tỉ lệ huy động trẻ dưới 36 tháng tuổi đạt thấp dưới 10%, tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi cấp THPT của vùng đạt dưới 50%, thấp hơn mức trung bình của cả nước hơn 10%, quy mô tuyển sinh dạy nghề bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 56%, cơ cấu tuyển sinh học nghệ theo trình độ còn chênh lệch; tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 35,2%, thấp hơn so với trong bình cả nước; toàn vùng hiện còn 1.905 phòng học mầm non tạm và 2.608 phòng học nhờ, mượn...

Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc một số chỉ tiêu về phát triển giáo dục của vùng ĐBSCL chưa đạt được theo kế hoạch đề ra xuất phát đặc thù ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là vùng sông nước, dân cư phân bố không tập trung ảnh hưởng đến việc huy động học sinh đến trường; một số cơ sở giáo dục chưa phát huy hế quyền tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, chưa chủ động đổi mới nội dung, việc đầu tư cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực chưa đồng bộ; nguồn lực tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, hỗ trợ từ trung ương chưa đáp ứng đủ để cải thiện cơ sở vật chất cho ngành học mầm non; một số đề án đã được phê duyệt, nhưng thiếu tính khả thi trong cân đối điều kiện thực hiện; chưa có chính sách đủ mạnh để phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT và học nghề nên các trường khó khăn trong tuyển sinh... “Để phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế nêu trên, trong giai đoạn 2016-2020 Ngành giáo dục sẽ tập trung nâng cao giáo dục toàn diện, quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại học và dạy nghề phù hợp với quy mô phát triển, điều kiện vùng sông nước, chuyển đổi trọng tâm từ phát triển quy mô sang nâng cao chất lượng và hiệu quả, đào tạo theo nhu cầu của thị trường và xã hội, từ bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo...” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bùi Văn Ga cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015, trong đó có một số chỉ tiêu vượt mức trung bình của cả nước, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của vùng... “Trong thời gian sắp tới, các Bộ, ngành liên quan tập hợp các ý kiến đóng góp của các địa phương vùng ĐBSCL, hoàn chỉnh các mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2016-2020 trình Chính phủ xem xét quyết định. Đồng thời, dựa trên đặc thù của vùng các Bộ, ngành và các địa phương vùng ĐBSCL cần chủ động, linh hoạt xin chủ trương thí điểm một số mô hình giáo dục mầm non để đảm bảo được công tác giáo dục mầm non, vừa giản được biên chế; nghiên cứu xây dựng mô hình trường, phân hiệu vệ tinh giống như lĩnh vực y tế...”- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Lê Hùng

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sẽ quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp với vùng ĐBSCL
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO