Quảng Ninh: Cảnh báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái

30/10/2014 00:00

(TN&MT) - Quảng Ninh đã sớm đưa ra cảnh báo về những tổn thương do biến đổi khí hậu đem lại đối với hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước ở khu vực này.

(TN&MT) - Quảng Ninh đã sớm đưa ra cảnh báo về những tổn thương do biến đổi khí hậu đem lại đối với hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước ở khu vực này.
   
Nhiệt độ tăng cao khiến nguồn lợi thủy sản sụt giảm
   
Nhiệt độ nước biển tăng, thủy sinh thay đổi
   
  Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,80C - 6,40C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5 -10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan rã nhiều hơn và do nhiệt độ nước biển ấm lên. Nước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất nhiên sẽ kéo theo nhiều biến đổi về khí hậu, thiên tai theo đó sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần số và mức độ.
   
  Tại vùng biển Quảng Ninh của Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, trong thời gian tới, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học tại đây sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, có thể làm thay đổi hoặc biến mất các hệ sinh thái đặc thù tại địa phương. Hiện tại, nhiều hệ sinh thái đang bị xâm hại và đa dạng sinh học đã bị suy giảm đáng kể (giảm về diện tích các vùng sinh thái tự nhiên, số loài, mật độ loài)…
   
  Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ nữa ở khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và nhiều lưu vực gần cửa biển đang bị tác động rất rõ rệt khi nhiệt độ tăng lên. Hàm lượng oxy trong nước giảm mạnh vào ban đêm do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật có thể bị chết hoặc chậm lớn.
   
Giảm độ che phủ của rừng, giảm cá thể các loài trên cạn
   
  Quảng Ninh có rất nhiều gỗ quý như: Trai, vấp, gụ, kim giao, sến, trầm hương, lát… và các loài cây bụi ưa ánh sáng như: Bồ bồ, nhân trần dạ cẩm, dùm dùm, kim quy, chân kim... chủ yếu nằm ở các đỉnh núi cao như Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Hiện nay, thực vật và một số loài đặc hữu chỉ còn tập trung ở một số tiểu khu rừng Uông Bí, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cẩm Phả và Ba Chẽ, nhưng đang có nguy cơ bị chặt phá.
   
  Theo kết quả kiểm kê, Quảng Ninh có khoảng 430 loài cây thuộc 121 họ, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 50% . Tuy nhiên, tỷ lệ che phủ rừng phân bố không đều theo các huyện, thị. Về động vật các loài thú hoang dã thường gặp: Bộ dơi muỗi, dơi quả, dơi quạ, họ Sóc (sóc bọng đỏ, sóc chuột…), họ Chuột (chuột nhà, chuột hoãng, chuột rừng), họ Cầy (cầy giông, cầy hương, cầy danh…), các loài thú lớn (lợn rừng, hoẵng, dê núi…), trong bộ khỉ hầu chỉ còn có khỉ vàng, khỉ cộc, còn các họ vượn, họ culi đang trở nên rất hiếm do nạn khai thác trộm.
   
  Trong một số sinh cảnh rừng nguyên sinh còn sót lại ở phía Bắc huyện Hoành Bồ, vùng cao, vùng sâu của cánh cung Đông Triều - Yên Tử phần nào còn giữ được tính chất nguyên sinh, có các loài nguy cấp, quý, hiếm như: Hổ, các loài bò sát, đại bàng đất... Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều giống gen quý hiếm của cả nước. Tuy nhiên, về lâu dài  nhiệt độ tăng cao, hạn hán, lũ lụt và sự can thiệp “thô bạo” của con người đang đe dọa đến nơi ở, thức ăn của nhiều loài.
   
  Biến đổi khí hậu là vấn đề lâu dài, các tác động nó rất phức tạp, trong khuôn khổ báo cáo chỉ mới đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp chung cho toàn tỉnh, chưa cụ thể hóa cho từng địa phương, khu vực. Do đó, sau khi khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh hoàn thành thì Ban ứng phó biến đổi khí hậu cần chỉ đạo cho các địa phương triển khai thực hiện xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với từng địa phương cụ thể.
   
Để hành động bảo vệ đa dạng sinh học, Quảng Ninh đã có Văn bản số 3561/UBND-MT ngày 21/9/2009 về việc xây dựng kế hoạch hành động về đa dạng sinh học và phê duyệt đề cương dự án “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”. Trong số 4350 loài của hệ động thực vật Quảng Ninh ghi nhận được có tới 154 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (3,54%), 56 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 72 loài trong danh mục đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
    
Lê Tí – Thụy Anh
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ninh: Cảnh báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO