Theo đó, khu vực cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích 535.224ha. Trong đó đất có di tích lịch sử - văn hóa 609ha, đất danh lam thắng cảnh 124ha, đất rừng đặc dụng hơn 139.895ha, đất rừng phòng hộ hơn 315.812ha, đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng gần 4.793ha, đất quy hoạch dành cho mục đích an ninh gần 2.281ha, đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông 13.339ha, đất liên quan đến đô thị 20.365ha, đất dành cho công trình thủy lợi - thủy điện 5.407ha, đất cơ sở tôn giáo sử dụng 85ha.
Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích 69.419ha. Trong đó, đất quy hoạch thế phòng thủ Quân khu 5 là 1.204ha, đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng theo Quyết định số 2412/QĐTTg ngày 19.12.2011 của Thủ tướng Chính phủ 68.215ha.
Quảng Nam chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản |
Đối với Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, du lịch hoặc các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác khi khảo sát lập hồ sơ đầu tư xây dựng mà phát hiện có khoáng sản cần phải thu hồi, chủ đầu tư, UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét việc lập thủ tục khai thác, thu hồi khoáng sản theo đúng quy định của Nhà nước tránh lãng phí tài nguyên;
Đối với các khu vực rừng phòng hộ được khoanh định là khu vực cấm hoạt động khoáng sản nhưng thực tế là đất chưa có rừng hoặc không còn rừng, không đảm bảo chức năng phòng hộ, trường hợp phát hiện có khoáng sản cần thiết phải tổ chức khai thác để tránh tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn UBND cấp huyện lập hồ sơ báo cáo UBND tỉnh để xem xét giải quyết các thủ tục đảm báo quy định hiện hành của Nhà nước.
Việc khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác nhằm bảo vệ các di tích, công trình, rừng... |
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm xác nhận và gửi báo cáo thuyết minh kèm theo quyết định này cho các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Các sở, ban ngành và UBND cấp huyện căn cứ kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng - an ninh, di tích lịch sử - văn hóa... theo quy định của pháp luật.
Việc khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản (đất san lấp, đá, sỏi phún, cát…) là cơ sở để thống nhất quản lý, bảo vệ các lợi ích kinh tế, xã hội; các công trình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu vực đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, hồ chứa nước thủy lợi; các khu vực dành cho mục đích an ninh quốc phòng, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng… không bị xâm hại bởi hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.