Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát tại các khu vực chăn nuôi, giết mổ và công tác tiêu độc khử trùng, xử lý môi trường, thu gom xử lý chất thải. Phối hợp trong việc lựa chọn vị trí chôn lấp đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường; Giám sát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển lợn đến điểm tiêu hủy; đồng thời tổ chức tiêu hủy toàn bộ số lợn bị mắc dịch đảm bảo an toàn về môi trường; Có kế hoạch huy động các nguồn lực (nhân lực, thiết bị, phương tiện, kinh phí,…) cho việc giám sát, xử lý môi trường và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc kiểm soát môi trường tại các khu vực chăn nuôi, giết mổ; cũng như tiêu hủy an toàn môi trường đối với toàn bộ số lợn bị mắc dịch bệnh; Có kế hoạch huy động các nguồn lực (nhân lực, thiết bị, phương tiện, kinh phí,…) cho việc giám sát, xử lý môi trường và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh; Tổng hợp báo cáo kịp thời Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo cho đơn vị trong việc tiêu hủy lợn bị mắc dịch, kiểm soát môi trường, kiểm tra, giám sát các hố chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan kiểm tra việc lưu thông, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; 2 thông báo, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh không buôn bán động vật bị bệnh, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, không rõ nguồn gốc.
Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện lưu thông vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thông tin về tình hình dịch bệnh, tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh và cách phòng chống để mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ.
UBND huyện, thị xã, thành phố chủ trì theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình dịch bệnh tại địa phương, báo cáo ngay UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khi phát hiện các ổ dịch để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn môi trường, tránh trường hợp lây lan dịch bệnh ra diện rộng; Chủ trì trong việc lựa chọn vị trí chôn lấp đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường; giám sát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển lợn đến điểm tiêu hủy; đồng thời kiểm tra, giám sát các hố chôn lấp lợn bị bệnh dịch tả Châu Phi để có phương án xử lý đảm bảo an toàn môi trường theo quy định; Có kế hoạch huy động các nguồn lực (nhân lực, thiết bị, phương tiện, kinh phí) cho việc giám sát, xử lý môi trường, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Cục quản lý thị trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí cán bộ tham gia đầy đủ tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời của tỉnh và thực hiện đúng các chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 về việc thành lập Chốt kiểm dịch động vật tạm thời phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Quảng Nam căn cứ nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 36/QĐ-BCĐ ngày 26/3/2019 triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu.