Rủi ro bởi BĐKH và thiên tai là cao và tốn kém
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho 84 quốc gia ven biển đã xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia hàng đầu chịu rủi ro cao nhất bởi nước biển dâng vì những tác động đến dân số, GDP, đến khu vực đô thị và khu vực đất ngập nước.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng nhất bởi rủi ro ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Đất nước thường xuyên chịu bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất và xói lở bờ biển dọc theo chiều dài 3.260km. Chỉ số rủi ro khí hậu gần đây đã xếp Việt Nam vào 10 nước đầu tiên bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các sự kiện thời tiết cực đoan trong 20 năm qua. Hơn 70% dân số và sinh kế của các quốc gia bị đặt vào tình thế dễ bị rủi ro bởi các mối nguy hiểm tự nhiên. Với BĐKH, tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết như vậy, dự kiến sẽ còn tăng thêm. Thích ứng với BĐKH là quan trọng để ngăn ngừa các tác động này với khả năng tần suất và cường độ còn gia tăng.
Những sự kiện thời tiết cực đoan và thiên tai có tác động lớn đến kinh tế xã hội, chuyển thành chi phí đáng kể cho đất nước, ước tính khoảng 1,5% GDP mỗi năm, chư bao gồm chi phí doanh nghiệp phải gián đoạn hoạt động.
Đánh giá nhanh sau thiên tai cuối năm 2018 tại tỉnh Khánh Hòa, ước tính tác động của cơn bão Damrey làm giảm tăng trưởng GDP năm 2018 tới 0,9%. Một đánh giá rủi ro năm 2017 được thực hiện bởi Chính phủ với hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới ước tính rằng, tài sản trị giá 1,3 nghìn tỷ USD chịu rủi ro, nhưng chỉ có khoảng 5% tài sản trong nước được bảo hiểm. Một tính toán mô hình cân bằng tổng thể cho thấy, chỉ riêng việc có khả năng gia tăng tỷ lệ lũ lụt nghiêm trọng trên lưu vực sông Hồng đã có thể làm giảm GDP 0,34% so với lũ cơ sở.
Rủi ro cao do cơ sở hạ tầng nước dễ bị tổn thương
Những hiện tượng khí hậu gần đây đã cho thấy, thiếu hụt cơ sở hạ tầng và khả năng chống chịu thấp là nguyên nhân gia tăng rủi ro. Mức độ thiệt hại và chi phí này cho thấy, thách thức cốt yếu về cơ sở hạ tầng, do gia tăng biến động trong chu trình nước mà hầu như cơ sở hạ tầng của quốc gia không được trang bị để đối phó. Cơ sở hạ tầng không đầy đủ và xuống cấp làm tăng nguy cơ rủi ro cả lũ lụt và hạn hán, làm giảm khả năng ứng phó với sự thay đổi về lượng mưu và dòng chảy trên sông. Lũ lụt, bão và hạn hán đã ảnh hưởng đến nguồn sinh kế và tài sản của người dân, khiến cho các hộ dân bị ảnh hưởng khó làm lại, phục hồi, đặc biệt là đối với các hộ nghèo, vốn đã có khả năng thích ứng kém nhất.
Cho đến những năm gần đây, đầu tư của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng tài nguyên nước - đập, công trình thủy lợi và giao thông thủy đã có hiệu quả để đảm bảo an ninh nước và dáp ứng các yêu cầu có tính lịch sử. Tuy vậy, ngày nay, cơ sở hạ tầng chịu sự căng thẳng ngày càng gia tăng. Nhiều hồ chứa nhỏ và vừa được xây dựng vào những năm 1960 - 1980 với rất ít điều tra kỹ thuật trước thi công, thiết ké không phù hợp và chất lượng xây dựng kém, thiếu vận hành và bảo trì. Vì thế, nhiều con đập đã bị xuống cấp, với mức an toàn công trình và phi công trình thấp hơn các tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận và hiện giờ đặt ra nguy cơ đáng kể đối với an toàn của con người và an ninh kinh tế.
Cùng với sự gia tăng rủi ro và những bất trắc phát sinh bởi thay đổi thủy văn do BĐKH và phát triển thượng nguồn nhanh chóng, sự suy thoái này đã đặt nhiều hồ chứa vào nguy cơ rủi ro.
Mặc dù, có khung pháp lý và quy định tốt, các vấn đề về ngân sách và năng lực cho thấy, an toàn đập và việc vận hành, duy trì phù hợp thường bị bỏ qua. Rủi ro kỹ thuật chủ yếu ở các hồ đập thủy điện nhỏ và ở 1.500 đập thủy lợi vừa và nhỏ đang cần phục hồi hoặc nâng cấp khẩn cấp. Các đập thủy điện lớn được báo cáo là an toàn.
Các tác động liên quan đến ngập lụt tự nhiên đã ngày càng trở nên trầm trọng hơn do cách vận hành đập. Ở những nơi có nhiều đập trong lưu vực sông độc lập, việc phối hợp vận hành liên hồ/đập thường thách thức. Năng lực quan trắc và dự báo liên tục dòng chảy lớn còn hạn chế, đặc biệt, địa hình hẹp và dốc của Tây Nguyên. Để giải quyết vấn đè này, Bộ TN&MT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành 11 Quy định vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Ba, sông Trà Khúc, sông Kôn - Hà Thanh, sông Srepok... Các quy định này, thường xuyên được rà soát, điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy vậy, do vận hành liên hồ chứa liên quan đến nhiều cơ quan và địa phương, nên sự phối hợp chặt chẽ là rất cần thiết để các quy định được thực hiện nghiêm túc.
Gia tăng rủi ro sạt lở ven sông và ven biển Đánh giá của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, việc phát triển các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng và các công trình giao thông có lúc không tuân thủ với các quy định về phòng chống thiên tai (theo Điều 19, Luật Phòng chống thiên tai), dẫn đến tăng nguy cơ ngập lụt. Việc xây dựng nhà và các công trình khác ven sông và ven biển gần đây gia tăng về cả số lượng và quy mô, dẫn đến mất ổn đinh bờ sông và bờ biển, gây sạt lở, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, các công trình đường bộ, đường sông cũng như hạ tầng du lịch, khu nghỉ dưỡng, đê sông xây dựng dọc bờ sông, bờ biển cũng không theo quy hoạch. Tất cả các yếu tố này tác động đến dòng chảy sông và ven biển gia tăng rủi ro sạt lở ven sông và ven biển. Giao thông thủy chiếm 48% lượng vận tải nội địa ở Việt Nam. Tuy vậy, việc thiếu đầu tư đang đặt ra các thách thức. Tăng trường kinh tế cao trong 20 năm qua ở Việt Nam có liên hệ chặt chẽ với nhu cầu giao thông. Với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đang gặp thách thức trong việc tăng hiệu suất và độ tin cậy ở các loại hình giao thông đa phương tiện, kho bãi, xử lý và dịch vụ giá trị gia tăng để duy trì tính cạnh tranh. Ngoài ra, liên quan đến nỗ lực giảm phát thải các bon, vận tải đường sắt và đường sông có tỷ lệ phát thải các bon trên đơn vị km/tấn thấp hơn vận tải đường bộ. Trung bình vận tải đường thủy có hiệu suất nhiên liệu cao gấp 3,5 - 4 lần so với vận tải đường bộ. Tuy vậy, giao thông thủy đang thiếu đầu tư cả về vốn lẫn chi phí vận hành để mở rộng, nâng cấp và duy trì mạng lưới giao thông quan trọng này. Ngoài ra, còn thiếu bản đồ cập nhật hệ thống để xác định mức bồi lắng đường thủy. Việc khai thác cát bừa bãi gây khó khăn cho việc duy trì lòng sông. Cần có hệ thống dịch vụ và các phương án giao thông cạnh tranh để có thể phát triển thị trường. Sự bất ổn định trong mức bồi lắng đường thủy cũng gây khó khăn cho các công ty đầu tư và đội tàu vận tải lớn, vì vậy, bỏ qua cơ hội kinh tế, nhờ đội tàu quy mô lớn và lợi ích mà vận tải thủy mang lại. Hiện tại, giao thông đường bộ vẫn nhận được mức đầu tư lớn cho ngành giao thông, chiếm 80% tổng chi tiêu công cho ngành. |