Đạm Cà Mau: Đồng hành cùng nông dân trên từng mảnh vườn, thửa ruộng

Doanh nghiệp - doanh nhân - Ngày đăng : 13:44, 24/04/2020

(TN&MT) - Với mong muốn đồng hành cùng bà con nông dân trên từng thửa ruộng, mảnh vườn, Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) phối hợp với Viện Cây ăn quả Miền Nam, trung tâm khuyến nông và chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh đã triển khai. Chương trình triển khai từ năm 2019, trên các vùng thị trường với hơn 40 mô hình, trên 3 nhóm cây trồng chính: cây lúa, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Nông dân vui cười vì trúng mùa

Bộ giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng giúp tiết kiệm chi phí

Với sứ mệnh cung cấp bộ giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng, hướng đến sự hiệu quả và bền vững thông qua những sản phẩm chất lượng không chỉ tốt cây, tốt cho đất mà còn nâng cao chất lượng nông sản, cụ thể:

Đạm trắng Urê Hạt đục là sản phẩm chủ lực của thương hiệu Đạm Cà Mau, hiện đang chiếm thị phần số 1 tại khu vực ĐBSCL, được bà con cả nước tin dùng hơn 9 năm qua và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới là minh chứng cho chất lượng của sản phẩm này trong suốt thời gian qua.

Đạm xanh N46.Plus có phủ lớp Agrho N Dual protect bảo vệ đạm kép, nhờ đó phân giải chậm, giảm thất thoát tối đa. Bên cạnh đó, N46.Plus giúp lá xanh bền, thân cứng cáp phát triển ổn định, cho năng suất vượt trội. Được bổ sung thêm chất phụ gia sinh học, rất thân thiện với môi trường.

Kali Cà Mau với thành phần 61% K2O giúp cây vững chắc, chống đổ ngã, sinh trưởng tốt. Dòng phân bón này phù hợp với các loại đất và cây trồng, dễ phối trộn giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt

Hay như NPK Cà Mau với ưu điểm nổi trội là trong mỗi hạt phân chứa đầy đủ các thành phần đa lượng NPK theo đúng công bố trên bao bì. Ngoài ra, NPK Cà Mau còn đang nghiên cứu để đưa ra thị trường những dòng NPK đặc biệt, phù hợp với từng khu vực, đối tượng cây trồng không chỉ tốt cho cây mà còn tốt cho đất, tăng chất lượng nông sản, hướng đến sự đầu tư bền vững, hiệu quả cao hơn cho bà con nông dân.

Người thật việc thật

Nhờ canh tác theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Đạm Cà Mau, vụ Đông Xuân vừa qua, các hộ nông dân tham gia chương trình đã thu về hiệu quả đáng kể, như ruộng của Ông Nguyễn Văn Két (Châu Phú, An Giang) đã thu hoạch được 8,6 tấn/ha với giá lúa 5.200 đồng/kg lúa Jasmine 85 ông thu được 44.720.000 đồng, sau khi trừ đi chi phí ông còn lãi gần 27.000.000 đồng/ha tăng hơn 2 triệu đồng so với ruộng canh tác theo tập quán thông thường. Hay như ruộng ông Nguyễn Văn Tắc (An Giang) đã thu hoạch được 7 tấn/ha với giá lúa 6.000 đồng/kg lúa UT20 ông thu được 42.000.000 đồng. Sau khi trừ đi chi phí ông còn lãi hơn 25.000.000 đồng/ha. Phần lớn những hộ nông dân khi tham gia chương trình điều có chung 1 chia sẻ là trước kia họ làm nông theo tập quán canh tác tự nhiên và bón phân theo cảm tính nên năng suất không ổn định. Từ khi tham gia chương trình, họ cảm giác yên tâm hơn vì cây khỏe không còn nỗi lo sâu bệnh như trước đây.

Cùng hướng đến xây dựng những mô hình canh tác mới, hiệu quả hơn

Tiếp bước những thành công ban đầu của chương trình khi hiệu quả không chỉ chứng minh bằng việc năng suất cao mà còn tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu trên cây lúa ở khu vực ĐBSCL; Đạm Cà Mau tiếp tục nhân rộng ra các khu vực khác và tiếp tục tạo điều kiện để bà con nông dân có cơ hội trải nghiệm bộ sản phẩm Đạm Cà Mau theo phương pháp mới, cải thiện sự hiệu quả và chất lượng nông sản trên mô hình cây ăn trái, cây công nghiệp để khẳng định thêm một lần nữa chất lượng, uy tín của sản phẩm mang thương hiệu Đạm Cà Mau.

Được biết, Chương trình tiếp tục kéo dài đến năm 2021 và liên tục chia sẻ các thông tin, mô hình mới hiệu quả để bà con tham khảo, áp dụng cho ruộng, vườn của gia đình mình.

PV