Đóng than tổ ong, nhọc nhằn nghề độc hại

Xã hội - Ngày đăng : 17:19, 16/12/2019

(TN&MT) - Với 500 đồng/viên, một ngày làm cật lực từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối được 800 viên (tương đương 400.000 đồng), trừ cơm nuôi hai bữa còn 300 ngàn đồng.
  • Những người đóng than tổ ong ngồi khọm lưng giam mình trong nắng, nhễ nhại mồ hôi, luôn hít thở phải khí độc từ than tỏa ra và không có một chế độ bảo hiểm nào, nhưng họ không thể không làm khi những ngày Tết đang đến gần.  “Làm để mua cho con cái áo mới ăn Tết chú à”- anh Mai Văn Chiến ngẩng chang nói với tôi như thế, rồi lại cặm cụi đóng. 
  •  
  • Chịu cực lấy tiền về quê ăn Tết

Từ thành phố Vũng Tàu chúng tôi vượt hơn 40 km đến phường Long Kiên thị xã Bà Rịa tỉnh bà Rịa Vũng Tàu để chứng kiến những người làm nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” lầm lũi đóng than tổ ong. Giữa trưa nắng như thiêu như đốt, mùi than bốc lên nồng nặc, em Nguyễn Văn Dinh quê ở Hậu Lộc Thanh Hóa ngẩng mặt nhìn tôi rồi lại cúi xuống hai tay bốc than cho vào khuôn, dùng sức mình nén chặt viên than. Chiếc dù che nắng như bàn tay rách bươm không đủ che khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi.
- Em đóng một ngày được bao nhiêu viên? Tôi hỏi.
- Em mới vào làm ở đây được 3 tuần. Hôm qua em đóng được 500 viên. Hôm nay em phấn đấu đóng 600 viên. Mỗi viên được 500 đồng. Làm nghề này rất cực nhọc, cả ngày dãi nắng với than, ngủ với than, ốm vì than. Khí độc cac-bon rất độc dễ bị viêm phổi.

- Làm thế này có chế độ bảo hiểm gì không em?
- Không anh ơi, gọi là làm công cho chủ nhà. Làm từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Nhưng làm theo sản phẩm vẫn thích hơn. Ở đây nhà chủ nấu ăn luôn trừ 100.000 đồng một ngày. Khi đói mua mì tôm của chủ và xin nước sôi pha ăn luôn ở đây.

Tôi không tin nổi vào mắt mình khi tận mắt nhìn chỗ ngủ của Dinh. Một chiếc phản kê trên đống than, xung quanh là những tấm bạt tả tơi che tạm bợ. Xong nồi đen nhẻm, vài con mực ươn bà chủ mới mua về để chuẩn bị cho bữa ăn trưa. Dinh bảo “Sau một đêm ngủ dậy, mũi em lúc nào cũng tịt mít. Gần đây em thấy ngực mình đau đau. Em ráng làm đến 20 Tết rồi xin nghỉ đi khám bệnh. Tết em xin về quê, nhưng nghe nói vé xe năm nay những 1.200.000 đồng. Quê em nghèo, bố mẹ đều làm nông cả. Em giành dụm cố gắng làm ít tiền để về quê ăn Tết với bố mẹ chứ”. Dinh cười, lộ giữa khuôn mặt non nớt hằn những khắc khổ dính đầy bụi than là ánh mắt buồn buồn chực muốn khóc.

Anh Mai Văn Kế bê than tổ ong khô 

Cùng làm với em Dinh, anh Mai Văn Chiến ở đội 5 xã Nga An huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Anh Chiến cho biết: “Có sức khỏe, ngày đóng được 800 viên. Chủ nhà bao cơm ăn ba bữa, tắm giặt, xà bông, ngủ nghỉ tại chỗ trừ 40.000 đồng/ngày. Quê tôi nghèo lắm không biết làm gì ra tiền. Bây giờ ở quê chỉ còn ông bà già và trẻ con, thanh niên đi miền Nam làm ăn hết. Tôi có ba cháu nhỏ còn học. Phải làm để dành dụm gửi tiền về quê. Phấn đấu từ giờ đến Tết làm kiếm tiền sửa lại mái nhà vừa sập gãytrận bão vừa qua. Cũng phải mua cho con gái cái áo mới”.

Cùng cảnh làm thuê như anh Chiến, anh Trần Văn Khuê khỏe hơn. Anh dậy từ 5 giờ sáng đóng miệt mài đến 11 giờ trưa mới ngơi tay. Nghỉ ăn cơm lại lao vào đóng tiếp đến 8 giờ tối. Đôi tay anh như chai sạn rã rời, khuôn mặt chỉ còn con mắt là trắng. Anh Khuê tâm sự: “Cực lắm chú ơi. Làm quần quật từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa mới ăn cơm. Nghỉ chút xíu lại làm từ 2 giờ chiều đến 8 giờ tối. 5 giờ sáng đã bốc than khô lên xe ô tô chở đi. Buổi sáng mắt kèm nhèm do bụi than. Vì làm theo sản phẩm nên ở đây ai cũng cố gắng làm thêm buổi tối. Tuy cực nhọc nhưng biết đi đâu làm bây giờtrong khi đó mình không có ngh gì.
Anh Phạm Văn Hải ch cơ s than t ong cho biết: “Người có sức kho có th làm một ngày được 1000 viên, trừ ăn uống ng ngh cũng được hơn ba trăm ngàn. Nếu so với làm h thì đóng than đỡ khó nhọc hơn. Cơ s của v chồng tôi tháng xuất 300 đến 400 tấn than thành phẩm nên việc ở đây đều, người làm không mất việc, lúc nào cũng có 8 đến 10 nhân công. Nắng thì đóng than ngoài trơi, mưa thì trộn than trong nhà, nói chung không lúc nào hết việc”.

Đời người đóng than

Trong nhiều hoàn cảnhđóng than mà tôi gặp cóanh Mai Văn Kế xã Nga An huyện Nga Sơn tỉnhThanh Hoá có hoàn cảnh gia đình đặc biệt éo le. Mồ côi m t lúc lên 4 tuổi, Kế lay lắt sống với người btrong hai gian nhà liếp. Cảnh “gà trống nuôi 4 con nh”, ông Mai Văn Vậy (b Kế) bươn chải giữa dòng đời xuôi ngược với trăm công ngàn việc miễn sao kiếm được bát gạo cho con no bụng. Không tiền, không gạo, hết lớp 2 Kế b học đi làm thuê đóng than t ong kiếm sống. Anh lăn lộn khắp trong Nam ngoài Bắc, t vùng m Quảng Ninh đến thành ph H Chí Minh, việc gì anh cũng làm, cốt để kiếm miếng cơm manh áo.

Năm 20 tuổi, Kế cưới v. Vì hoàn cảnh quá nghèo nên v anh-ch Tốt đã bỏ đi theo người khác để lại cho anh hai con thơ dại. Không nhà cửa tin bạc, không ngh nghip, biết làm gì để sinh sống nuôi con. Nhiều khi túng quẫn, anh ch muốn mua chai thuốc chuột về c nhà uống cho xong, nhưng làm như thế thì có tội với con, với đời. Anh gửi con gái vào trại m côi Thanh Hoá và bồng con trai 3 tuổiNam tiến” kếm kế sinh nhai. Ngh nào anh cũng th, việc gì anh cũng làm, song không có trình độ ngh nghiệp nên chỉ đóng than là hợp với anh. Hơn 9 năm lăn lộn với than t ong, anh có tiền về quê (xã Nga An huyện Nga Sơn Thanh Hóamua 4 sào ruộng, đào ao th cá, nuôi vịt. T một người không ngh, không tài sản, anh Kế đã có nhà, có của ăn, để giành.

Anh Kế tâm s: “Tôi có nhà cũng từ đóng than t ong mà có. Tuy là ngh cực nhọc, song v quê thì biết làm gì để sống. Kiếm được dăm chc quê là khó khăn, mà việc không đều. Tôi đi làm than chuyến này v kiếm tiền mắc điện sáng cho con học. Đời mình đã kh phải nuôi con nên ngườiHy sinh đời b củng cố đời con mà chú. Anh Kế cười để l hàm răng vàng  lâu ngày không chải. Vậy là ngày hôm nay, anh đóng được 900 viên được 400 ngàn, trừ ăn uống cũng còn ba trăm ngàn gửi v quê. Anh mừng r bảo: “T giờ đến Tết c gắng làm kiếm 8 triệu, ăn Tết xong tôi lại tiếp tục vào làm”.

Bóng ng v chiều, nhìn dáng anh Kế, em Dinh, anh Chiến, anh Khuê đang thoăn thoắt bê than xếp vào đống, lòng tôi se lại. Bên cạnh khu làm than là dãy nhà hàng, khách sạn người xe tấp nập... Ch cách đó một con đường thôi, anh Chiến, anh Kế, em Dinh đêm ngày lầm lũi đóng than t ong kiếm từng đồng mưu sinh mà thương cảm biết bao.

Lê Khanh