Chỉ 1 trong 5 quốc gia có chiến lược chăm sóc sức khỏe để ứng phó với BĐKH
Thế giới - Ngày đăng : 08:02, 09/12/2019
Hai mẹ con ngồi trong xe cứu thương tại một trung tâm lưu trú ở Beira, Mozambique, nơi cô con gái 2 tuổi đang được điều trị bệnh sốt rét. Ảnh: UNICEF / James Oatway |
Trong bản đánh giá toàn cầu đầu tiên của hơn 100 quốc gia, WMO nhận thấy rằng mặc dù khoảng một nửa trong số các quốc gia này đã xây dựng và phát triển chiến lược về vấn đề này nhưng có chưa đến một phần năm chi tiêu đủ để thực hiện tất cả các cam kết của họ.
TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “BĐKH không chỉ tạo ra một “hóa đơn” cho các thế hệ tương lai phải trả mà nó còn là cái giá mà mọi người phải trả cho vấn đề sức khỏe của họ. Một điều bắt buộc về mặt đạo đức là các quốc gia có các nguồn lực cần thiết để chống lại BĐKH và bảo vệ sức khỏe hiện tại và tương lai”.
Trong số các quốc gia thực hiện đánh giá rủi ro khí hậu đối với sức khỏe của người dân, các rủi ro phổ biến nhất là căng thẳng do nhiệt, thương tích hoặc tử vong do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.
Các vấn đề an ninh lương thực và nước, cùng với các bệnh do vector gây ra, như dịch tả, sốt xuất huyết hoặc sốt rét cũng được các nước quan tâm.
Rủi ro hiển hiện
Mặc dù theo các phát hiện của các quốc gia, khoảng 60% báo cáo cho thấy dữ liệu có ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn nhân lực hoặc tài chính để thực hiện các thay đổi cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con người.
“Sức khỏe quý giá trong các tiến trình khí hậu quốc gia và quốc tế có thể giúp tiếp cận các quỹ cần thiết”, WHO đề xuất.
Báo cáo nhấn mạnh mặc dù hai phần ba các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs) cho Thỏa thuận Paris 2015 đề cập sức khỏe như là một phần của nỗ lực chống BĐKH và đẩy mạnh các hành động cần thiết cho một tương lai carbon thấp bền vững nhưng điều này không dẫn đến mức thực thi và hỗ trợ cần thiết.
Một triệu người được cứu, chỉ nhờ giảm ô nhiễm không khí
Nghiên cứu trước đây của WHO đã phát hiện ra rằng việc giảm lượng khí thải carbon theo Thỏa thuận Paris có thể cứu sống khoảng một triệu người mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050 chỉ bằng cách giảm ô nhiễm không khí.
“Nhưng nhiều quốc gia không thể tận dụng tiềm năng này” – WMO khẳng định dựa trên dữ liệu cho thấy chưa đến một phần tư các quốc gia này có thể chứng minh sự hợp tác giữa y tế và các lĩnh vực quan trọng thúc đẩy BĐKH và ô nhiễm không khí, cụ thể là giao thông, sản xuất điện và năng lượng hộ gia đình”.
Ngược lại, sự hợp tác lớn nhất về các vấn đề chính sách y tế và khí hậu thể hiện trong lĩnh vực nước, vệ sinh và nước thải (theo 45 trong số 101 người được hỏi), tiếp theo là nông nghiệp (theo 31 trong 101 người được hỏi) và các dịch vụ xã hội (theo 26 trong tổng số 101 người trả lời).
Ưu tiên sức khỏe, khả năng phục hồi
WHO cũng nhấn mạnh những lợi ích về sức khỏe có được từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon hiếm khi được phản ánh trong các cam kết khí hậu quốc gia, với chỉ một phần năm NDCs đề cập đến sức khỏe trong bối cảnh giảm phát thải và chỉ 1/10 NDC trích dẫn các lợi ích sức khỏe theo dự báo.
TS. Maria Neira, Giám đốc Ủy ban Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe thuộc WHO cho biết: “Để Hiệp định Paris có hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe mọi người, tất cả các cấp chính quyền cần ưu tiên xây dựng khả năng phục hồi của hệ thống y tế trước BĐKH và ngày càng có nhiều chính phủ quốc gia đi theo hướng đó”.
“Cần có hệ thống từ sức khỏe trong các NDC - cũng như các Kế hoạch thích ứng quốc gia, các cam kết tài chính khí hậu và các Thông tin Liên lạc quốc gia khác để hiệp định này có thể trở thành thỏa thuận y tế quốc tế mạnh nhất thế kỷ” - TS. Maria Neira nhấn mạnh.