Mục đích sử dụng đất có thay đổi sau khi tách thửa?

Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 16:21, 11/11/2019

(TN&MT) - Gia đình tôi ở Thị trấn Bố Hạ - Huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang, có mua 02 mảnh đất cạnh nhau (một mảnh mua năm 1991, một mảnh mua năm 1999). Cả 2 mảnh đất đều là đất thổ cư và có ký hiệu “T” trong giấy tờ trước đó. Đến năm 2003 địa phương có tổ chức làm sổ đỏ và đến năm 2007 gia đình tôi mới nhận được sổ đỏ. Nhà tôi từ 02 mảnh đất được ghép thành một mảnh rộng 199,6 m2.

Trong sổ đỏ ghi nội dung sau:

Số tờ bản đồ

Số thửa

Diện tích

Mục đích sử dụng

Thời hạn sử dụng

       14

39

199,6 m2

T

 

 

 

100m2

đất ở

Lâu dài

 

 

99,6m2

Vườn

 

Đến nay khi muốn chuyển nhượng nên gia đình tôi tách ra làm 02 mảnh thì cơ quan địa chính tại địa phương nói rằng, mỗi mảnh chỉ được 50m2 đất ở, còn lại là đất trồng cây và chỉ có thời hạn đến năm 2043.

Tôi có tìm hiểu quyết định 499/QĐ/ĐC của Tổng cục địa chính năm 1995 thì ký hiệu chữ “T” là đất ở. Vậy, cả 199.6 m2 phải được hiểu là đất ở. Thời hạn sử dụng của cả thửa đất 199.6 m2 là lâu dài. Vậy Báo Tài nguyên & Môi trường cho tôi hỏi,  quyết định của cơ quan địa chính tại địa phương như vậy là đúng hay sai? Tại sao đang từ đất sử dụng lâu dài lại chuyển về đất nông nghiệp?.

Trả lời

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Khi bạn làm thủ tục tách sổ đỏ, cán bộ địa chính sẽ dựa trên sổ đỏ mà gia đình bạn cung cấp. Tại sổ đỏ của gia đình bạn có ghi rõ: 100m2 là đất ở và 99,6m2 là đất vườn. Tuy nhiên, cả hai diện tích đất này đều có thời gian sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, theo những gì bạn cung cấp, hai mảnh đất của gia đình bạn nhận chuyển nhượng trước khi gộp sổ đều là đất ở, sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, sai sót đã xảy ra khi gia đình bạn làm gộp sổ.

Để chứng minh đất nhà mình đều là đất ở thì gia đình bạn có thể nộp lại toàn bộ giấy tờ về nguồn gốc 2 mảnh đất đó trước khi gộp sổ.

Khi nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất mà cán bộ địa chính vẫn không giải quyết thỏa đáng yêu cầu của bạn thì gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại quyết định hành chính về đất đai.

Bạn có thể tìm hiểu về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai theo bảng dưới đây:

STT

Quyết định hành chính về quản lý đất đai

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai

Tên quyết định

Cơ quan thực hiện

1

- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo.

UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

2

- Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3

- Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4

- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

5

- Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND cấp xã

Chủ tịch UBND cấp xã

Chủ tịch UBND cấp huyện

6

- Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

7

- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

8

- Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND cấp huyện (được ủy quyền)

Chủ tịch UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

9

- Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.

UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường (được ủy quyền)

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

10

- Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

11

- Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân.

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

Chủ tịch UBND cấp huyện

12

- Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

 

 

13

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.

Chủ tịch UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

14

- Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Báo TN&MT