TP.HCM: Khởi công 3 nhà máy đốt rác phát điện trong năm 2019
Tin tức - Ngày đăng : 22:11, 26/08/2019
Theo báo cáo của Sở TN&MT TP.HCM, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã thu gom, vận chuyển năm 2018 của thành phố là 3.077.382,78 tấn, trung bình 9.213,72 tấn/ngày (tăng 4,19 % so với năm 2017). Hiện nay, việc xử lý chất thải của Thành phố chủ yếu là chôn lấp chiếm 72,52%; phần còn lại được xử lý bằng phương phảp đốt (không thu hồi năng lượng), sản xuất phân bón và tái chế, nhưng tỷ lệ xử lý còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của Thành phố.
Trong đó, chôn lấp tại Khu Đa Phước 2.024.187,29 tấn, trung bình 6.060,44 tấn/ngày; chôn lấp tại Khu Tây Bắc là 207.716,53 tấn, trung bình 621,91 tấn/ngày; tái chế tại Công ty CP Vietstar là 444.541,30 tấn, trung bình 1.330,96 tân/ngày; tái chế tại Công ty CP Tâm Sinh Nghĩa là 401.937,61 tấn, trung bình 1.203 tấn/ ngày.
Theo Sở TN&MT TP.HCM, mặc dù, các bãi chôn lấp tại thành phố sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sỉnh. Tuy nhiên, công nghệ chôn lấp chỉ phù hợp vởi đỉều kiện kinh tế của thành phố ở giai đoạn trưởc đây, trong đó hạn chế lớn nhất là tồn tại mùi hôi trong một số thời điềm.
Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11/6/2017 của HĐND TP.HCM về công tảo bảo vệ môi trường thành phố và quản lý chẳt thải rắn trên địa bàn và Quyết định số 5297/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND TP.HCM về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020; trong đó xác định cải tạo, nâng cấp nhà mảy, đổi mới công nghệ xử lý tại cảc nhà mảy hiện hữu sang công nghệ đốt phảt điện, hướng đến năm 2020, tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt đuợc xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tối đa là 50%, đến năm 2025 tối đa là 20%.
Ngày 18/7/2019, UBND TP.HCM có Văn bản chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu đến cuối năm 2020, 50% khối lượng rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ đốt phát đỉện. Ngay từ khi có chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở TN&MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương đang phối hợp với cảc nhà đầu tư khấn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định (điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500, cấp giấy phép xây dựng, thẩm định công nghệ,. . .) để các dự án chuyển đối công nghệ xử lý rác sinh hoạt có thể bắt đầu khởi công xây dựng trong quý IV năm 2019; hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2020.
Cụ thể, từ nay đến cuối năm 2019, sẽ có 3 Nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt rác phát điện sẽ được khởi công, gồm: Công ty CP Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa; Công ty CP Vietstar, Công ty CP Tasco. Các nhà máy này được áp dụng công nghệ đồng bộ (đốt thu hồi năng lượng phảt điện) với hiệu suất cao; không phát tản mùi hôi, khí thải, nước thải, chất thải rắn phảt sinh; máy móc thiết bị nhà đầu tư cam kết mới 100% và về mặt kỹ thuật công nghệ, Thành phố sẽ tổ chức Hội đồng thẩm định để đảm bảo cho sự phảt triển bền vững môi trường của thành phố.
Tại buổi họp báo, ông Ngô Như Hùng Việt, Giám đốc Công ty CP Vietstar cho biết, ngày 28/8 tới, Công ty sẽ chính thức khởi công Nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt rác phát điện có công suất trên 2.000 tấn nằm trong tổng diện tích 30ha tại Khu liên hợp xử lý rác Tây Bắc Củ Chi. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 400 triệu USD, công suất xử lý giai đoạn 1 đạt 2.000 tấn rác/ngày.
Ông Ngô Xuân Tiệc, Tổng Giám đốc Công ty CP Tâm Sinh Nghĩa cũng cho biết, ngày 25/7, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho Công ty đầu tư nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện với công suất 2.000 tấn trong khuôn viên 22ha tại Khu xử lý rác Tây Bắc Củ Chi. Hiện tại, Công ty đang triển khai các bước thủ tục theo quy định, dự kiến ngày 6/10 sẽ khởi công nhà máy.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo TN&MT trước thời hạn hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ xử lý rác đến năm 2020 phải giảm xuống còn dưới 50% và 50% rác thải được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện đã cận kề, TP.HCM có “dễ dãi” trong việc đánh giá công nghệ xử lý rác và các thủ tục khác có liên quan hay không? Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM khẳng định hoàn toàn không có chuyện dễ dãi, mọi thủ tục đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đặc biệt là việc thẩm định công nghệ xử lý rác. Tuy nhiên, các Sở, ban, ngành thành phố sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc xử lý, phối hợp xử lý thủ tục cho các nhà đầu tư nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
Đồng thời, trong quá trình xây dựng, vận hành, Sở TN&MT TP.HCM sẽ giám sát chủ đầu tư thực hiện đúng các nội dung Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt. Đồng thời, các thông số môi trường tại Nhà máy xử lý rác sẽ được được quan trắc tự động và chuyển số liệu về Sở TN&MT theo dõi, giám sát.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, định hướng của Thành phố trong công tác xử lý chẩt thải rắn đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ hướng đến quản lý môi trường xanh; ứng dụng công nghệ đốt phát điện để xử lý chất thải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tăng trưởng xanh. Sau khi khởi công 3 Nhà máy đốt rác phát điện trong năm 2019, TP.HCM sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dụng 02 nhà máy đốt phát điện mới trong năm 2020.