Chống đầu cơ đất đô thị: Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Đất đai - Ngày đăng : 15:19, 15/08/2019

(TN&MT) - Đánh thuế vào đầu cơ đất đai, xây dựng hệ thống định giá đất đúng giá thị trường… là bài học của Chính phủ Hàn Quốc nhằm quản lý đất đai hiệu quả.
T12b
Đánh thuế vào đầu cơ đất đai, xây dựng hệ thống định giá đất đúng giá thị trường là bài học của Chính phủ Hàn Quốc. Ảnh: Hoàng Minh

Vào các thập niên từ 1960 - 1980 ở Hàn Quốc, giá đất đô thị leo thang nhanh chóng dẫn tới hàng loạt hoạt động đầu cơ đất đai trên phạm vi lớn. Việc này không chỉ còn là vấn đề kinh tế mà đã trở thành vấn đề chính trị vì lợi nhuận từ đất chỉ tập trung vào một nhóm chủ đất giàu có, còn lại phần lớn người dân bất mãn vì không có cơ hội sở hữu nhà, đất ở đô thị.

Để giải quyết vấn đề này, trong suốt các năm từ 1960 - 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã nhiều lần ban hành cách sách lệnh đất đai liên quan đến giao dịch, hệ thống ấn định giá đất… nhưng hiệu quả không cao. Đến năm 1989, sau khi nghiên cứu kỹ tình hình đầu cơ đất đô thị và ban hành một loạt giải pháp tổng hợp về chống đầu cơ. Trong đó, nổi bật là hệ thống định giá đất, cụ thể, Chính phủ Hàn Quốc đã hợp nhất tất các các hệ thống định giá đất của Chính phủ thành duy nhất một hệ thống giá mới. Hệ thống này phản ánh đúng giá thị trường của lô đất và cơ sở tính thuế lô đó.

T12c


Theo đó, Nhà nước phải định giá sát thị trường để điều tiết các lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường bất động sản khi có các hoạt động như đền bù, giải tỏa… diễn ra và cập nhật nó khi thị trường có biến đổi. Nhờ sát giá thị trường, Nhà nước mới có những kết quả tính toán tài chính liên quan đến đất đai và qua đó đánh thuế để điều khiển sự vận động lưu thông đất đai theo kế hoạch vỹ mô của mình.

Bên cạnh đó, người sự dụng đất cũng có cơ sở để tính toán những bài toán kinh kế của mình trên giá cả đất đai sát giá thị trường. Nhờ đó, đất đai được vận động tự động phân phối vào các quy trình khai thác hợp lý, có hiệu quả cao. Sự vận động này là sự vận động tự giác điều tiết qua cơ chế thị trường nhưng có sự điều khiển, quản lý vỹ mô của Nhà nước. Nhờ thực hiện tốt công tác này, các vướng mắc trong giải tỏa sẽ dễ được khai thông vì nguyên nhân quan trọng nhất khiến tiến độ công tác này chậm do giá đề bù không sát giá thị trường. Mặt khác, nếu giá đất cách xa giá thị trường, một lượng lớn những thông tin về đất đai, sự chênh lệch Nhà nước cũng không quản lý được. Đây chính là kẽ hở tạo điều kiện nảy sinh tham nhũng, đầu cơ tích trữ đất đai.

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng sử dụng 3 giải pháp để hạn chế đầu cơ tích trữ đất đai là: Thứ nhất là giới hạn về việc nắm giữ đất đô thị nhằm bổ sung cho hệ thống đánh thuế tổng hợp, ép chủ đất bán đất thừa ra (theo đạo luật, không có gia đình, công ty nào sở hữu quá 200 py-ôm (660m2), nếu chủ đất không bán sẽ bị đánh thuế “nắm giữ đất quá mức” cao khoảng 7 - 11% giá thị trường của diện tích thử đất thừa đó thu hàng năm cho đến khi chủ đất bán đất.

Thứ hai là phí phát triển đất đai đánh lên những khu đất phát triển cho những khu đất phát triển cho mục đất cư trú, công nghiệp giải trí sau khi chính quyền cho phép (vùng ven đô thị, dự kiến quy hoạch sử dụng bị nhà đầu cơ mua để hưởng lợi). Nghĩa là đánh phí này lên tất cả các đề án phát triển (diện tích trên 660m2) trừ đề án của Chính phủ. Thứ ba là đánh thuế lợi nhuận từ giá trị đất nhằm cản trở các chủ đất nắm giữ đất với mục đích đầu cơ.