Nhiệm vụ chính của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH

Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 00:00, 04/07/2016

(TN&MT) – Tôi được biết, Chính phủ đã có Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Vậy quý báo cho tôi hỏi, đến nay, Chương trình đã làm được những gì và những nhiệm vụ chính trong thời gian tới là gì?

Tr li:

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Chính vì vậy, năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sau nhiều năm triển khai, đến nay, Chương trình đã đạt mt s kết qu như:

 - Xác định được xu thế, diễn biến của một số yếu tố khí hậu;

 - Xây dựng, cập nhật và công bố kịch bản BĐKH, nước biển dâng;

 - Xây dựng mô hình số độ cao độ chính xác cao phục vụ nghiên cứu, rà soát và xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

 - Đánh giá được các tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực, từng khu vực; đề xuất được các giải pháp ứng phó phù hợp và ban hành được KHHĐ ứng phó với BĐKH cho từng Bộ, ngành và từng địa phương;

- Nhận thức về BĐKH cũng như năng lực ứng phó đã được nâng lên, đặc biệt ở cấp trung ương và các tỉnh thí điểm của Chương trình;

 - Vai trò, vị thế của Việt Nam được nâng cao và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế được tăng cường;

 - Một số mô hình thích ứng với BĐKH được triển khai thí điểm Quảng Nam và Bến Tre (Thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà đa năng tránh bão lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường đường giao thông; nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt, … đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và được sự đồng thuận, đánh giá cao của nhân dân;

 - Đầu tư xây dựng mới 226 trạm đo mưa tự động cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt gia tăng trong bối cảnh BĐKH…

 Những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo ba giai đoạn: giai đoạn khởi động (từ năm 2009 đến 2010), giai đoạn triển khai (từ năm 2011 đến 2015) và giai đoạn phát triển (sau năm 2015) với chín nhiệm vụ như:

-Ðánh giá mức độ và tác động của BÐKH ở Việt Nam;

-Xác định các giải pháp ứng phó với BÐKH;

-Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BÐKH;

-Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BÐKH;

-Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực;

-Tăng cường hợp tác quốc tế;

-Tích hợp vấn đề BÐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành và địa phương;

-Xây dựng các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phương ứng phó với BÐKH;

-Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.

Báo TN&MT