Cần thiết tiếp cận "công lý về khí hậu"

Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 03/10/2017

(TN&MT) - Một cách tiếp cận "quốc tế" đối với công lý về khí hậu là cần thiết, với sự tập trung vào con người cá nhân và nhu cầu và quyền lợi của họ - thay vì...
(TN&MT) - Một cách tiếp cận “quốc tế” đối với công lý về khí hậu là cần thiết, với sự tập trung vào con người cá nhân và nhu cầu và quyền lợi của họ - thay vì gắn kết quốc tịch với giá trị đạo đức.
 
Bão ở vùng Caribe và lũ lụt chết người trên khắp Nam Á lại một lần nữa đưa ra vấn đề công lý về khí hậu.
 
Mối liên hệ giữa các thảm họa trên và BĐKH hiện nay đã vượt quá câu hỏi nghiêm túc: Chúng ta đã có 30 năm nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa tăng nhiệt độ toàn cầu và tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của thời tiết khắc nghiệt. Vấn đề lớn hơn là trách nhiệm về BĐKH, và ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
 
Điều này rất phức tạp, và không có người chiến thắng cũng như kẻ thua cuộc rõ ràng, hoặc có trách nhiệm và không chịu trách nhiệm. Quan sát để thấy được những lợi ích từ phát thải khí nhà kính thường được tách ra từ những tác động của BĐKH. Hoặc nhìn vào những bất bình đẳng bất thường trong số những người bị ảnh hưởng bởi bão - hầu hết là đối tượng tương đối nghèo, nhưng có một số nằm trong số những người giàu nhất thế giới.
 
Cuộc đấu tranh lâu dài cho “công lý về khí hậu”
 
Cuộc tranh luận quốc tế về công lý về khí hậu thường diễn ra trong Liên Hợp Quốc, thông qua Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) trong một tiến trình dẫn tới Hiệp định Paris. Trong phần lớn thời gian kể từ khi thành lập vào năm 1992, đã có một sự tập trung chủ yếu vào cắt giảm phát thải hơn là thích ứng với những hậu quả gây ra BĐKH.
 
Trách nhiệm đối với sự nóng lên toàn cầu thường được đóng khung như một nghĩa vụ đối với các quốc gia phát triển để thực hiện các bước đi ban đầu giảm phát thải, theo khái niệm về "những trách nhiệm chung nhưng khác biệt và các khả năng tương ứng". Công lý khí hậu được xem là một cái gì đó các quốc gia phát triển nợ các quốc gia kém phát triển hơn, và có nghĩa vụ phải cung cấp để sau này có động lực cắt giảm khí thải.
 
Kedarnath ở dãy Himalaya sau khi BĐKH gây ra lở đất hồi năm 2013. Ảnh: Sanjay Semwa
Kedarnath ở dãy Himalaya sau khi BĐKH gây ra lở đất hồi năm 2013. Ảnh: Sanjay Semwa
 
Tuy nhiên, theo hội nghị Bali hồi năm 2007, rõ ràng là sự gia tăng mực nước biển liên quan đến khí hậu và các sự kiện thời tiết cực đoan đã xảy ra. Do đó, việc thích ứng đã được đẩy lên chương trình nghị sự cùng với cắt giảm khí thải. Theo các điều khoản thô, nếu các nước phát triển muốn có một thỏa thuận toàn diện mới về giải quyết vấn đề BĐKH thì các nước này phải đảm bảo đầy đủ sự hỗ trợ đối với đa số các nước ít phát triển hơn. Trong đó có một đề xuất 100 tỷ USD hàng năm cho Quỹ Khí hậu Xanh và cũng là một hình thức bồi thường mới cho "tổn thất và thiệt hại cho các quốc gia dễ bị tổn thương" do bão và các thảm hoạ khác liên quan đến khí hậu.
 
Cơ chế "mất mát và thiệt hại" đã khiến Hiệp định Paris năm 2015 ra đời nhưng chưa được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, đó là một chủ đề gây tranh cãi khi đưa ra câu hỏi về trách nhiệm hoặc thậm chí bồi thường thiệt hại về khí hậu. Trách nhiệm trực tiếp là vấn đề khó đối với các nước phát triển và các nước này kiên quyết từ chối.
 
Tập trung vào những cá nhân dễ bị tổn thương
 
Những vấn đề này được thảo luận trong bối cảnh của một hệ thống các quốc gia vụ lợi. BĐKH đòi hỏi một nỗ lực chung, nhưng các hệ thống chính trị vững chắc trong mỗi quốc gia củng cố các quan điểm cạnh tranh và phản đối. Chẳng hạn, việc thu hút sự hỗ trợ của chính phủ nước ngoài rất khó khăn khi chống đói nghèo trong nước.
 
Chắc chắn, một số nước giàu tiến bộ hơn đã phản ánh cách tiếp cận "cộng đồng" để thừa nhận một số nghĩa vụ đạo đức nhằm hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương. Điều này vượt quá mức tối thiểu nghiêm ngặt trong luật pháp quốc tế về tránh gây hại nhưng chắc chắn không thừa nhận bất kỳ trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm pháp lý nào. Khái niệm công lý về khí hậu quốc tế này dựa trên sự thừa nhận rằng các nhóm dân cư ở các nước khác không nên làm giảm giá trị dưới mức tối thiểu của sự tồn tại của con người và phổ biến đối với các lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai khác.
 
Tuy nhiên, tư duy dựa vào nhà nước như vậy vẫn không thể giải quyết được sự phức tạp và toàn bộ bản chất của BĐKH. Điều cần thiết là một cách tiếp cận thay thế "toàn cầu" đối với công lý về khí hậu. Theo chủ nghĩa thế giới, trọng tâm là về con người cá nhân và nhu cầu và quyền lợi của họ, tất cả những người đó sẽ tồn tại trong một cộng đồng mà quốc tịch được coi là không liên quan đến giá trị đạo đức. Điều này có nghĩa là một người nông dân Bangladesh hoặc ngư dân vùng Caribe có quyền được bảo vệ tốt hơn trước tác động của sự nóng lên toàn cầu như một người ở Texas hoặc London và theo đó, công lý về khí hậu toàn cầu phản ánh sự tiến triển của các nguyên tắc nhân quyền quốc tế.
 
Quốc tịch thường được sử dụng để chỉ sự phát triển hoặc dễ bị tổn thương đối với các mối nguy hiểm tự nhiên, nhưng những điều này thường gây hiểu nhầm. Như minh hoạ bởi các ngôi nhà bị ngập lụt và các mái nhà bị phá hủy ở khắp mọi nơi từ Barbuda đến Houston (Mỹ), sẽ hữu ích hơn khi nghĩ đến người giàu và người nghèo hơn là các quốc gia.
 
Công lý về khí hậu chân chính sẽ phải định hướng lại cuộc tranh luận từ chủ quyền nhà nước và vị thế quốc tế nhằm tập trung vào những thiệt hại cá nhân. Một hệ thống kiểm đếm cácbon riêng cũng sẽ giúp mọi người đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và cứu trợ thiên tai phù hợp với sự giàu có và lối sống của họ.
 
Khi các cơn bão càn quét nhiều quốc gia cùng một lúc và gián tiếp ảnh hưởng nhiều hơn nữa, hệ thống kiểm đếm cácbon mạnh mẽ minh hoạ nhu cầu tư duy sáng tạo về một chủ nghĩa thế giới toàn cầu thực sự, trong đó tránh sự đau khổ của con người xuất hiện trước sự ích kỷ và thừa nhận rằng có rất nhiều những người nghèo và dễ bị tổn thương ở "các nước giàu" cũng như những người giàu đến mức khó tin ở "các nước nghèo".
 
Mai Đan
Tổng hợp từ thethirdpole.net