Tăng lượng khí thải cácbon có thể giết chết san hô vào năm 2100

Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 05/02/2017

(TN&MT) – Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu hủy các rạn san hô trên toàn thế giới có thể tăng nhanh hơn khi lượng khí thải cácbon gia tăng.  
(TN&MT) – Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu hủy các rạn san hô trên toàn thế giới có thể tăng nhanh hơn khi lượng khí thải cácbon gia tăng.
 
Một nghiên cứu của trường Đại học Griffith (Úc) về rạn san hô Great Barrier Reef được tiến hành trên đảo Heron với các chuyên gia rạn san hô và chuyên gia về sinh thái hóa học của trường Đại học Queensland (Úc) và Đại học Mỹ. Nghiên cứu dự đoán lượng khí thải vẫn tăng như bình thường sẽ gây tổn hại đáng kể đối với các rạn san hô quan trọng vào năm 2050 và giết chết những rạn san hô này vào năm 2100.
 
Theo các nhà nghiên cứu, nghiên cứu này có những tác động toàn cầu khi một trong những loài rong biển gây tổn hại nhất được tìm thấy trong các rạn san hô trên toàn thế giới.
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự cố gắng giệt rong biển có khả năng mọc trở lại một cách vô ích đồng nghĩa với việc vấn đề có thể được giải quyết chỉ bằng cách cắt giảm lượng khí thải cácbon.
 
Guillermo Diaz-Pulido, GS thuộc Đại học Griffith cho biết nghiên cứu này là "một bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu rong biển có thể gây tổn hại cho san hô và có ý nghĩa quan trọng để nhận ra những hậu quả lớn của lượng khí thải CO2 đối với sự sống còn của rạn san hô Great Barrier Reef".
 
Theo nghiên cứu này, nồng độ cácbon lớn hơn sẽ dẫn đến một số tảo sản xuất hóa chất hiệu quả hơn, có thể làm chết san hô nhanh chóng, đôi khi chỉ trong vài tuần. Ảnh: Alamy Stock Photo
Theo nghiên cứu này, nồng độ cácbon lớn hơn sẽ dẫn đến một số tảo sản xuất hóa chất hiệu quả hơn, có thể làm chết san hô nhanh chóng, đôi khi chỉ trong vài tuần. Ảnh: Alamy Stock Photo
Các nhà khoa học trước đây cho rằng lượng cácbon tăng trong khí quyển - được hấp thụ bởi các đại dương, làm tăng lượng axit - ảnh hưởng đến hoạt động của rong biển.
 
Tuy nhiên, đồng tác giả Mark Hay của nghiên cứu, GS của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) cho biết nghiên cứu cho thấy nồng độ cácbon lớn hơn dẫn đến "một số tảo sản xuất hóa chất hiệu quả hơn, làm ngăn chặn hoặc tiêu diệt san hô nhanh hơn, đôi khi chỉ trong vài tuần”.
 
GS Diaz-Pulido cho rằng một loài tảo nâu thường thấy trong các rạn san hô trên toàn thế giới được cho là một trong những loài gây ra thiệt hại lớn nhất.
 
"Đối với loại tảo phát triển cần ánh sáng và CO2, giống như bất kỳ thực vật khác. Vì tảo trong tương lai sẽ tiếp xúc với CO2 nhiều hơn trong nước biển, chúng tôi muốn biết nồng độ CO2 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sinh lý và sự tương tác với động vật của tảo", Diaz-Pulido nhấn mạnh.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian