Pháp tìm kiếm thỏa thuận biến đổi khí hậu ngắn gọn và lâu dài

Thế giới - Ngày đăng : 00:00, 20/07/2015

(TN&MT) - Chính phủ Pháp cho biết, pháp lý cốt lõi của một hiệp ước mới của LHQ về biến đổi khí hậu cần ngắn gọn và súc tích, so với bản dự thảo 90 trang hiện...
(TN&MT) - Chính phủ Pháp cho biết, pháp lý cốt lõi của một hiệp ước mới của LHQ về biến đổi khí hậu cần ngắn gọn và súc tích, so với bản dự thảo 90 trang hiện tại.
 
Theo một tài liệu do nước Pháp chuẩn bị trước hội nghị thượng đỉnh Paris vào tháng 12 thì Hiệp ước của Liên Hợp Quốc nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu nên ngắn gọn, linh hoạt và lâu dài để tránh các cuộc đàm phán phức tạp được tổ chức vài năm một lần.
 
Thỏa thuận này cũng sẽ phải đảm bảo rằng chính phủ các nước không rút lại những lời hứa cắt giảm phát thải khí nhà kính ngay cả khi thiếu sự đồng tình.
 
Dựa trên cuốn tài liệu dài 5 trang, Reuters cho biết: "Theo đánh giá chung, thỏa thuận trong những cuộc đàm phán ở Paris cần linh hoạt, bởi vì nó sẽ cần phải thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi".
 
Tổng thống Pháp Francois Hollande (phía sau bên phải) trao đổi với Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto (phía sau bên trái) trong khi Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius (bên phải) và người đồng cấp Mexico Jose Antonio Meade Kuribrena ký một tuyên bố chung về biến đổi khí hậu vào ngày 16/7. Ảnh: POOL / REUTERS
Tổng thống Pháp Francois Hollande (phía sau bên phải) trao đổi với Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto (phía sau bên trái) trong khi Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius (bên phải) và người đồng cấp Mexico Jose Antonio Meade Kuribrena ký một tuyên bố chung về biến đổi khí hậu vào ngày 16/7. Ảnh: POOL / REUTERS
 
Theo Reuters, ngoài ra còn có một sự thừa nhận chung rằng các bên không cần phải đàm phán một thỏa thuận mới hằng năm hay 10 năm, mà đúng hơn thì Hiệp định Paris sẽ là cơ sở cho điều khoản thi hành tăng cường.
 
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon hồi tháng trước đã chỉ trích các cuộc đàm phán diễn ra gần bốn năm trước ở Nam Phi. Khoảng 30 quốc gia sẽ tham dự các cuộc đàm phán chính thức tại Paris vào tuần này.
 
LHQ cho biết, các kế hoạch quốc gia được đệ trình như khối tiêu chuẩn của Hiệp định Paris, sẽ không đủ để hạn chế nhiệt độ toàn cầu nóng lên thêm 2°C so với giai đoạn tiền công nghiệp.
 
Các nước phát thải lớn như Trung Quốc và Mỹ đã đệ trình kế hoạch quốc gia về việc cắt giảm khí nhà kính vào năm 2020 lên Liên Hiệp Quốc. Mới đây, Nhật Bản cũng đã đệ trình kế hoạch cắt giảm phát thải khí nhà kính.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters & Guardian