Macedonia đưa ra các biện pháp khẩn cấp khi sương khói bao trùm thủ đô
Biến đổi khí hậu - Ngày đăng : 21:53, 29/12/2017
Chính phủ cho biết cư dân của Skopje và Tetovo đã được tự do đi lại trên tàu hỏa và xe buýt để ngăn cản việc sử dụng xe ô tô trong khi những người bị bệnh mãn tính và phụ nữ có thai được miễn nhiệm. Hoạt động thể thao ngoài trời cũng bị cấm.
Truyền thông địa phương đưa tin các cửa hàng đã “cháy” khẩu trang vì nhiều người tìm cách tự bảo vệ họ khỏi không khí ngầm và thời tiết chủ yếu không có gió ở Skopje - nằm ở đáy của một thung lũng.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố vào đầu năm nay cho biết, Skopje là một trong 10 thành phố châu Âu có mật độ độc hại cao nhất.
Skopje và bốn thành phố Balkan khác nằm trong danh sách này phụ thuộc vào năng lượng, trong đó phải kể đến việc sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá bằng than lignit gây ô nhiễm cao.
Sarajevo, Tuzla và Zenica ở Bosnia, cũng như thủ đô Pristina của Kosovo cũng bị ô nhiễm không khí tương tự.
Một nghiên cứu gần đây của Liên minh Y tế và Môi trường (HEAL) cho thấy 16 nhà máy lão hóa thời Cộng sản tại các khu vực Nam Tư cũ phát thải ô nhiễm nhiều bằng tổng 296 nhà máy điện của Liên minh châu Âu cộng lại.
Chính phủ các nước cộng hòa cũ của Nam Tư đã cam kết giải quyết mức phát thải.
Theo Chỉ thị Phát thải Công nghiệp của EU, lượng khí thải trong khu vực sẽ phải giảm 90% đối với sulfur dioxide, 67% đối với ôxit nitơ và 94% các hạt bụi không khí vào năm 2028.
Tuy nhiên, các nhà máy trong khu vực này dự định đầu tư hàng tỷ euro vào việc xây dựng thêm nhiều nhà máy đốt than với tổng công suất 2.600 MW để đáp ứng nhu cầu điện đang gia tăng do các nhà máy cũ sẽ bị xóa bỏ trong thập kỷ tới.
Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại việc đầu tư mới vào than có thể sẽ lạc hậu nếu các nước buộc phải chi hàng trăm triệu euro để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của EU để hội đủ điều kiện gia nhập khối.