Chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 9 và tình hình mưa lũ sau bão
Xã hội - Ngày đăng : 14:32, 26/11/2018
Trưa ngày 25/11, bão số 9 đã đổ bộ vào khu vực từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Bến Tre với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền theo hướng Tây Tây Bắc và tan dần.
Từ nay đến 28/11, trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam Bộ xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận phổ biến ở mức báo động 2 - báo động 3, các sông nhỏ lên trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên.
Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng chống thiên tai) đã báo cáo công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục bão số 9 và tình hình mưa lũ sau bão.
Đối với việc khắc phục hậu quả mưa lớn do bão số 9, Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về PCTT đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Đánh giá về cơn bão số 9, ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, cho biết rất may là bão số 9 di chuyển chậm, khi đổ bộ vào đất liền cường độ suy yếu dần nên mức độ thiệt hại không quá lớn.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở vùng bão vẫn còn tâm lý chủ quan, phó mặc việc phòng, chống bão cho chính quyền. Đặc biệt có người dân còn hiếu kỳ đi xem bão.
“Như tại một số cơ sở du lịch, có trường hợp hai du khách nước ngoài không mũ nón đi ra xem bão để quay phim, chụp ảnh. Khách sạn cũng không có thông tin gì cảnh báo du khách. Bộ VH-TT&DL, Bộ GTVT cần có hướng dẫn cụ thể cho người dân về việc phòng, chống bão. Không những cấm biển mà còn phải cấm ra khỏi nhà nếu không phải làm nhiệm vụ” - ông Hoài nhấn mạnh.
Trong những ngày tới, tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương tiếp tục theo dõi, đề phòng mưa lũ gây lũ quét và sạt lở đất, đảm bảo an toàn hồ chứa…
Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, ven sông suối, ngoài bãi sông, vùng ngập sâu khi mưa lớn, hạ du các hồ chứa xung yếu; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu. Tổ chức thường trực và vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, đồng thời đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; tăng cường thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là ở tuyến cơ sở để người dân biết, chủ động ứng phó; Đôn đốc các địa phương thống kê tình hình thiệt hại; Hoàn thiện các hướng dẫn đối phó với bão; Tổ chức trực ban nghiêm túc.
Tại TP HCM 01 người chết (do cây đổ); -2.663m đê, kè bị sạt lở, hư hỏng: (N.Thuận: 40m; B.Thuận: 2.623m). |