Khoác “áo mới” cho tường

Xã hội - Ngày đăng : 14:50, 15/02/2018

(TN&MT) - Bích họa - hình thức vẽ tranh không xa lạ với quốc tế nhưng thực sự mới lạ cho một trào lưu mới tại Việt Nam.
(TN&MT) - Bích họa - hình thức vẽ tranh không xa lạ với quốc tế nhưng thực sự mới lạ cho một trào lưu mới tại Việt Nam.
TNMT Khoác “áo mới” cho tường
Bích họa tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội

Làng bích họa đầu tiên
 
Dự án do UBND TP. Tam Kỳ phối hợp với Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) thực hiện với thông điệp "Art for a better Community". Được khởi động vào đầu tháng 6/2016, các họa sĩ Hàn Quốc đã hoàn thành những bức vẽ trong khoảng một tháng.
 
TNMT 4 Khoác “áo mới” cho tường

Hơn 100 ngôi nhà thuộc xã Tam Thanh, tỉnh Quảng Nam cũ kỹ theo năm tháng của làng chài ven biển trở nên mới lạ và tươi sáng hơn nhờ các tác phẩm hội họa. Đó là các tác phẩm diễn tả những hoạt động gần gũi, diễn ra hằng ngày của người dân và cả tuổi thơ đã ùa về trong bức tranh... Những bức tranh ngập tràn sức sống, tươi trẻ khiến ai đã từng đến đây đều hào hứng và hẹn một ngày trở lại.
TNMT 6Khoác “áo mới” cho tường
Bích họa tại xã Tam Thanh, tỉnh Quảng Nam
Nhiều tác phẩm hội họa đã chạm tới cảm xúc của người xem, bạn Nhân Đỗ đã chia sẻ: "Nhà mình trước cũng làm may, bức tranh này khiến mình nhớ bố mẹ vô cùng. Ý nghĩa quá, cảm ơn các họa sĩ thực hiện dự án".
TNMT 2 Khoác “áo mới” cho tường
Bích họa tại xã Tam Thanh, tỉnh Quảng Nam
Lan tỏa xúc cảm

Từ mô hình vẽ tranh tường tại Quảng Nam, sức lan tỏa đó đã lan rộng ra các tỉnh thành ở Hà Nội, Đồng Tháp và các nơi khác nữa. Con đường bích họa độc đáo đầu tiên được thực hiện tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội), được những đoàn viên đứng ra lên ý tưởng và triển khai từ đầu mùa Hè 2017. Cùng với sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương và sự đồng tình lớn từ đông đảo người dân. Đặc biệt, khoảng 15 hộ gia đình có nhà nằm ven đường Hủng mà khoảng hơn 200m tường nhà với hàng chục bức tranh được vẽ màu nước hết sức sống động.
TNMT 1Khoác “áo mới” cho tường
Bích họa tại phường Tân Tích, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Ở đó, không chỉ có khung cảnh làng quê, mà còn mở ra khung cảnh không gian đô thị phát triển của tương lai. Những cây đa, giếng nước, mái đình… cũng được tái hiện sinh động dưới từng nét vẽ chi tiết, tỉ mỉ. Bên cạnh mô tả cảnh sắc làng quê, chủ đề của những bức tranh còn hướng tới tuyên truyền về bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
TNMT 5 Khoác “áo mới” cho tường
Bích họa tại Khu TT Phụ nữ Trung ương, Đống Đa, Hà Nội . Ảnh: Hoàng Minh
Và đâu đó, trên khắp mọi miền của đất nước, từ những miền quê xa xôi hay ngay tại thành phố những bức tranh đã được tái tạo lại một lần nữa. Nó như được bước mình sang một trang mới, nơi chứa đầy hi vọng của một cuộc sống ấm no hạnh phúc, một vụ mùa bội thu, sóng yên biển lặng, nó khiến cuộc sống nơi đây không còn buồn tẻ và nặng nhọc không khí mưu sinh vất vả nữa. Những bức tường, hàng rào thô sơ đã được thay bằng những hình vẽ, họa tiết ngộ nghĩnh như những câu chuyện trẻ thơ. Những con đường nhỏ trong làng cũng trở nên thơ mộng lạ thường.
TNMT 7 Khoác “áo mới” cho tường
Bích họa tại Khu TT Phụ nữ Trung ương, Đống Đa, Hà Nội . Ảnh: Hoàng Minh
Chúng tôi bắt gặp nhóm bạn trẻ đứng tụm năm tụm bảy, chụp ảnh “tự sướng” trên một con đường rực rỡ sắc màu. Cả những người có tuổi cũng muốn chụp một bức hình làm kỷ niệm khi tới nơi đây. Rõ ràng những hiệu ứng tích cực là không thể phủ nhận từ những mô hình này. Không dừng lại ở giá trị về tinh thần mà hoạt động này còn mở ra khả năng làm du lịch, quảng bá hình ảnh cho cả một vùng.