Thanh Hóa: Hàng chục hộ dân ven biển khốn khổ vì nước nhiễm mặn

Xã hội - Ngày đăng : 00:00, 27/06/2016

(TN&MT) - Đã hơn 5 năm nay, hàng chục hộ dân thôn 7, thôn 8, xã Quảng Thái (Quảng Xương – Thanh Hóa) phải sống trong tình cảnh khốn khổ vì nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Dù đã đầu tư hàng chục triệu đồng để khoan giếng, thế nhưng vẫn phải bỏ hoang. Họ đành phải mua nước ngọt về sinh hoạt hoặc mắc máy bơm kéo nước về cách cả trăm mét.

Tới Quảng Thái trong một buổi sáng tháng 6 nắng chói chang, cái mặn mòi của biển thấm vào từng hơi thở. Bao năm nay người dân nơi đây vẫn đi biển, rồi trong cái nắng gắt ấy họ dội từng mo nước mát lạnh lên người cho bớt cái vị muối. Thế nhưng đã hơn 5 năm qua, dòng nước ngọt mát lành ấy chỉ còn trong ký ức với hàng chục hộ dân ở thôn 7, thôn 8.

Ông Hoàng Văn Thông ở thôn 8 đã đâu tư nhiều tiền mua máy lọc, nhưng nước vẫn mặn chát không thể dùng được.
Ông Hoàng Văn Thông ở thôn 8 đã đâu tư nhiều tiền mua máy lọc, nhưng nước vẫn mặn chát không thể dùng được.

<_o3a_p>

Bà Trịnh Thị Châu, thôn 8 cho biết: Dù là làng ven biển thế nhưng nguồn nước ngầm ở đây lại rất ngọt và mát. Gia đình tôi trước đây vẫn dùng nước này để sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng hơn 5 năm nay nguồn nước bỗng dưng nhiễm mặn không thể dùng được. Giếng đành phải bỏ hoang, gia đình phải dùng máy bơm kéo đường dây xin nước của các hộ ở sâu trong làng. Nguyên nhân rất có thể do Công ty Long Phú về đây nuôi tôm nhiều lần xả trực tiếp nước thải vào vườn của nhà dân khiến nguồn nước bị xâm thực mặn.<_o3a_p>

Ông Hoàng Văn Thông cũng ở thôn 8 đang hì hục bơm nước từ giếng khoan lên rồi cho qua bể lọc nhiều lần nhưng vẫn lắc đầu ngao ngán mặn, mặn quá! Không thể uống được.<_o3a_p>

Ông Thông nói thêm: cách đây hơn 4 năm gia đình ông phát hiện nguồn nước nhiễm mặn bất thường. Nước bơm lên có vị mặn chát như muối. Sau đó, dù gia đình ông đã bỏ 2,5 triệu đồng đầu tư một máy lọc về lọc nước nhưng vẫn không thể khác hơn.

Người dân mua bình chưa nước về cũng không thể dùng được vì nước mặn làm hoen gỉ.
Người dân mua bình chưa nước về cũng không thể dùng được vì nước mặn làm hoen gỉ.

<_o3a_p>

Gia đình anh Lê Ngọc Vấn ở thôn 7 phải dùng 2 máy bơm, kéo đường ống xin nước của hộ gia đình trong làng cách đó hơn 300 mét về dùng. Anh Vấn cho biết gia đình cũng đã thử khoan giếng bốn lần ở bốn địa điểm khác nhau nhưng cũng chẳng được mấy bữa nước lại bị nhiễm mặn. Nước ở đây bơm lên rồi nấu thành muối luôn. Mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè nước nhỏ giọt cả tiếng mới được một thùng. Nhất là máy bơm phải bơm về đêm chứ ban ngày điện yếu là không thể chạy được.<_o3a_p>

Tại địa phương này, còn có hàng chục hộ dân ở thôn 7 và thôn 8 cũng rơi vào tình cảnh khốn khổ tương tự. Người dân nơi đây cho rằng, hiện tượng này bắt đầu từ khi Công ty Long Phú về cải tạo, đào đất làm ao nuôi tôm ở địa phương. Họ nghi ngờ, trong quá trình nuôi tôm, bạt dưới đáy ao bị rách, nước mặn đã thấm sâu vào lòng đất nhiễm vào nguồn nước ngầm mà họ sinh hoạt bấy lâu nay. Hiện tượng nguồn nước nhiễm mặn vẫn đang tiếp tục lấn sâu vào bên trong khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng.<_o3a_p>

Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử ông Phạm Trung Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái cho biết: Nguồn nước sinh hoạt ở thôn 7 và 8 bị nhiễm mặn đã hơn 5 năm nay. Người dân đã nhiều lần đề nghị lên xã, nhưng vì thẩm quyền cho thuê đất là của tỉnh. Thế nên xã cũng chỉ làm đơn đề nghị gửi lên trên. Nguyên nhân là do Công ty Cổ phần Long Phú về địa phương nuôi tôm mà không làm hệ thống xử lý nước thải, nước thải thải trực tiếp ra biển. Người dân còn phản ánh nhiều lần về đêm công ty còn xả trực tiếp nước thải ra vườn của họ. Do đó theo thời gian nước mặn ngấm vào lòng đất ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt.<_o3a_p>

Trong báo cáo gửi đi UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Tài nguyên và Môi trường của UBND xã Quảng Thái nêu rõ: Trong quá trình nuôi tôm, công ty Long Phú đã không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Cụ thể: Không có hệ thống xử lý nước thải; nước thải và chất thải sau khi sử dụng công ty đã xả trực tiếp ra biển gây mùi hôi thối. Đáy của bể nuôi tôm lót bằng bạt nhựa, thời gian sử dụng lâu nên bị phân hủy làm cho nước mặn ngấm xuống lòng đất gây nhiễm mặn ra khu vực nước sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt ở 2 thôn 7 và thôn 8.<_o3a_p>

Từ đó tới nay nhiều đơn thư của tập thể cán bộ nhân dân thôn 7, thôn 8 được gửi lên đề nghị các cấp sớm giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường và nhiễm mặn tại địa phương. Nhưng rồi cũng chỉ là “muối bỏ biển”.

Bài & ảnh: Thanh Tâm <_o3a_p>