Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của công viên đất nung đầu tiên tại miền Trung

Xã hội - Ngày đăng : 00:00, 21/04/2015

(TN&MT) - Sau hơn 4 năm thi công, với kinh phí hơn 20 tỷ đồng, Công viên văn hóa đất nung Thanh Hà đã sắp hoàn thành vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công viên đất nung Thanh Hà gồm có hai khối chính là bảo tàng và nhà trưng bày, được cách điệu từ hình ảnh của hai loại lò chính là lò úp và lò ngửa.
Công viên đất nung Thanh Hà gồm có hai khối chính là bảo tàng và nhà trưng bày, được cách điệu từ hình ảnh của hai loại lò chính là lò úp và lò ngửa.

Khởi công xây dựng từ tháng 7/2011, với quy mô gần 7000m2, Công viên văn hóa đất nung Thanh Hà lấy hình ảnh bàn xoay làm bố cục tổng thể, bao gồm những khu chức năng như Khu bảo tàng gốm; Khu trưng bày ngoài trời; Khu trại sáng tác; hay Khu dịch vụ và xúc tiến thương mại để trưng bày các sản phẩm sản xuất tại chỗ, hàng thủ công, hàng lưu niệm bằng gốm.

Tại đây, trưng bày các hiện vật, hình ảnh, mô hình… liên quan đến quá trình hình thành và phát triển làng gốm Thanh Hà
Tại đây, trưng bày các hiện vật, hình ảnh, mô hình… liên quan đến quá trình hình thành và phát triển làng gốm Thanh Hà

 Đặc biệt, khuôn viên ngoài trời của dự án là nơi trưng bày mô hình thu nhỏ của các di sản văn hóa trong nước như Thành nội Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An...hay mô hình các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như Kim tự tháp (Ai Cập), đấu trường Coliseum, tòa thánh Vatican (Ý); khải hoàn môn (Pháp), …tạo nên một quần thể các di sản văn hóa thu nhỏ độc đáo bằng chất liệu gốm.

Sự phát triển của làng nghề và giao thoa văn hóa với thế giới bên ngoài.
Sự phát triển của làng nghề và giao thoa văn hóa với thế giới bên ngoài.

Theo anh Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty NhaVietcorp (chủ đầu tư dự án công viên đất nung) chia sẻ: “Công viên đất nung ra đời sẽ góp phần bảo tồn làng nghề truyền thống tại địa phương; tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tại đây, đồng thời tạo nên nét riêng trong việc xúc tiến thương mại và du lịch ở thành phố Hội An”.

Tầng giữa trưng bày gốm của 5 làng nghề gốm nổi tiếng hiện nay là gốm Bát Tràng, Bầu Trúc, Vĩnh Long, Lư Cấm, Phù Lãng.
Tầng giữa trưng bày gốm của 5 làng nghề gốm nổi tiếng hiện nay là gốm Bát Tràng, Bầu Trúc, Vĩnh Long, Lư Cấm, Phù Lãng.
Khu trưng bày được chia làm 3 tầng.
Khu trưng bày được chia làm 3 tầng.
Ở đây, du khách có thể tự tay làm đồ gốm hay các kỷ vật gốm cho riêng mình.
Ở đây, du khách có thể tự tay làm đồ gốm hay các kỷ vật gốm cho riêng mình.
Tầng trên cùng tượng trưng cho quá khứ, chủ yếu trưng bày các hiện vật gốm cổ, thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh.
Tầng trên cùng tượng trưng cho quá khứ, chủ yếu trưng bày các hiện vật gốm cổ, thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh.
Việt Nam thu nhỏ, được làm bằng đất nung qua bàn tay khéo léo của những người thợ gốm Thanh Hà.

Việt Nam thu nhỏ, được làm bằng đất nung qua bàn tay khéo léo của những người thợ gốm Thanh Hà.


 

Những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới
Những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới 
Tại đây du khách có thể gặp và trò chuyện với nghệ nhân nổi tiếng Đoàn Xuân Hùng, người đầu tiên dùng nhiệt độ để tạo 2 màu trên 1 tượng đất nung.
Tại đây du khách có thể gặp và trò chuyện với nghệ nhân nổi tiếng Đoàn Xuân Hùng, người đầu tiên dùng nhiệt độ để tạo 2 màu trên 1 tượng đất nung.

Với vật liệu xây dựng chủ yếu là gốm Thanh Hà kết hợp với thiết kế hài hòa (chủ yếu dành diện tích cho phần sân, hồ nước, đường dạo bộ, bao phủ bởi cây xanh), du khách đến tham quan như được đắm mình trong không gian cổ kính, bình dị, cảm nhận hết những nét đẹp của một làng nghề truyền thống. Công viên văn hóa đất nung Thanh Hà sẽ là một địa điểm thú vị cho du khách khi đến phố cổ Hội An trong dịp lễ 30/4, 1/5 sắp tới.

Ni Na - Ngọc Linh