Thanh Hóa: Vang mãi nghề đúc đồng làng Chè

Văn hóa - Ngày đăng : 21:33, 13/09/2018

(TN&MT) - Nghề đúc đồng làng Chè- Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, xưa và nay vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm tinh xảo như trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…được làm bởi những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng làng Chè vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được.

Nằm cách TP. Thanh Hóa 13km, đi dọc theo QL 45 về phía Tây, là làng Chè (Trà Đông), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Khi đặt chân tới làng Chè, ta dễ dàng cảm nhận được không khí lao động hăng say, tiếng cười nói vui đùa xen lẫn mùi đặc trưng của đồng được nung chảy, cùng với đó là những sản phẩm tinh xảo được trưng bày bắt mắt.
 

Phần mặt trống của khuôn đúc trống được làm từ trấu lúa rồi pha trộn với đất sét, các hoa văn đường nét của trống đồng Đông Sơn đang được làm thủ công từ những người thợ lành nghề, công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và sự kiên nhẫn.
Phần mặt trống của khuôn đúc trống được làm từ trấu lúa rồi pha trộn với đất sét, các hoa văn đường nét của trống đồng Đông Sơn đang được làm thủ công từ những người thợ lành nghề, công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và sự kiên nhẫn.

Truyền thuyết kể lại rằng: Từ thời nhà Lý, dòng họ Vũ đưa nghề đúc đồng về cho làng trà Đông nên ở làng còn có câu ca “Đất họ Lê - nghề họ Vũ”, cũng có thuyết cho rằng, nghề đúc đồng ở làng trà Đông là do ông Khổng Minh Không truyền nghề (Khổng Minh Không là một nhân vật huyền thoại). Đến thời Tự Đức (1848 - 1883) dân phường đúc đồng Trà Đông lập đền thờ thánh Khổng Minh Không, vị Tổ sư nghề đúc đồng ở nước ta.
 

Thân đúc trống được chia là hai phần bằng nhau, sau khi vẽ các họa tiết bằng phương pháp thủ công, những người thợ sẽ tiến hành lắp ráp sao cho hai phần ăn nhập với nhau, tránh việc để lại khe hở và chênh lệch nhau.
Thân đúc trống được chia là hai phần bằng nhau, sau khi vẽ các họa tiết bằng phương pháp thủ công, những người thợ sẽ tiến hành lắp ráp sao cho hai phần ăn nhập với nhau, tránh việc để lại khe hở và chênh lệch nhau.

Dưới đây là những hình ảnh các công đoạn đúc trống đồng được PV Báo Tài nguyên và Môi trường ghi lại:
 

Sau đó mọi khe hở của thân đúc được bịt kín bằng hồn hợp trấu lúa đốt lên pha lẫn với đất sét, công đoạn này người thợ thường phải bỏ ra từ 15-20 phút để hoàn thành.
Sau đó mọi khe hở của thân đúc được bịt kín bằng hồn hợp trấu lúa đốt lên pha lẫn với đất sét, công đoạn này người thợ thường phải bỏ ra từ 15-20 phút để hoàn thành.
Trong thời gian đợi khuôn đúc khô ráo, thợ tiến hành nung chảy đồng nguyên chất bằng lò nung chuyên dụng. Phụ thuộc vào kích thước của trống đồng thì người thợ chọn lò nung phù hợp, như loại trống đồng có kích thước mặt 0,4m, thì lò nung phải chứa được 30kg đồng thô.
Trong thời gian đợi khuôn đúc khô ráo, thợ tiến hành nung chảy đồng nguyên chất bằng lò nung chuyên dụng. Phụ thuộc vào kích thước của trống đồng thì người thợ chọn lò nung phù hợp, như loại trống đồng có kích thước mặt 0,4m, thì lò nung phải chứa được 30kg đồng thô.
Nghệ nhân Đặng Ích Hân (đội mũ đen) đang kiểm tra chất lượng đồng nung, ông tâm sự: Nhìn chung tất cả công đoạn đúc đồng đều quan trọng, quan trọng hơn tất cả là khâu kiểm tra chất lượng đồng nung, bởi nhẽ nếu không xem xét kỹ lưỡng chất lượng đồng nung thì sản phẩm làm ra sẽ kém chất lượng. Hơn 40 năm làm nghề đúc đồng, từng sản phẩm được làm ra tôi đều theo dõi sát sao từng công đoạn, nếu công đoạn nào không hoàn hảo thì sẽ phải làm lại, cả làng chỉ có vài nghệ nhân là am hiểu tường tận công đoạn này.
Nghệ nhân Đặng Ích Hân (đội mũ đen) đang kiểm tra chất lượng đồng nung, ông tâm sự: Nhìn chung tất cả công đoạn đúc đồng đều quan trọng, quan trọng hơn tất cả là khâu kiểm tra chất lượng đồng nung, bởi nhẽ nếu không xem xét kỹ lưỡng chất lượng đồng nung thì sản phẩm làm ra sẽ kém chất lượng. Hơn 40 năm làm nghề đúc đồng, từng sản phẩm được làm ra tôi đều theo dõi sát sao từng công đoạn, nếu công đoạn nào không hoàn hảo thì sẽ phải làm lại, cả làng chỉ có vài nghệ nhân là am hiểu tường tận công đoạn này.
Tiếp theo, đồng nung chảy được thợ đổ vào khuôn, việc rót đồng nóng phải được làm bởi những người thợ có kinh nghiệm 3-5 năm, đây là bước đòi hỏi sự chuẩn xác và nhẹ nhàng.
Tiếp theo, đồng nung chảy được thợ đổ vào khuôn, việc rót đồng nóng phải được làm bởi những người thợ có kinh nghiệm 3-5 năm, đây là bước đòi hỏi sự chuẩn xác và nhẹ nhàng.
Người làm nghề phải theo dõi đến khi đồng nguội, rồi tháo khung đúc ra.
Người làm nghề phải theo dõi đến khi đồng nguội, rồi tháo khung đúc ra.
Cuối cùng là công đoạn làm bóng bề mặt, người thợ phải dùng giấy nhám tỉ mỉ mài từng chỗ, có tác dụng làm sạch các mảng đất bám còn xót lại từ khung đúc và để sản phẩm được nổi rõ màu đồng và có độ bóng bắt mắt. Mỗi sản phẩm trống đồng, giao động từ 10 triệu – 100 triệu, có sản phẩm lên tới gần 200 triệu.
Cuối cùng là công đoạn làm bóng bề mặt, người thợ phải dùng giấy nhám tỉ mỉ mài từng chỗ, có tác dụng làm sạch các mảng đất bám còn xót lại từ khung đúc và để sản phẩm được nổi rõ màu đồng và có độ bóng bắt mắt. Mỗi sản phẩm trống đồng, giao động từ 10 triệu – 100 triệu, có sản phẩm lên tới gần 200 triệu.
Ngoài trống đồng, nghề đúc đồng làng Chè còn làm ra nhiều sản phẩm khác như: Chiêng đồng, tượng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…Ông Đỗ Đức Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, cho biết: Hiện tại, làng Chè có 4 nghệ nhân được công nhận, trong năm 2017 tổng doanh thu bán sản phẩm đúc đồng đạt hơn 30 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Làng Chè cũng đang nắm giữ kỷ lục trống đồng lớn nhất Việt Nam với chiều cao 1,51m, đường kính mặt 2,01m, nặng 1.840kg.
Ngoài trống đồng, nghề đúc đồng làng Chè còn làm ra nhiều sản phẩm khác như: Chiêng đồng, tượng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…Ông Đỗ Đức Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, cho biết: Hiện tại, làng Chè có 4 nghệ nhân được công nhận, trong năm 2017 tổng doanh thu bán sản phẩm đúc đồng đạt hơn 30 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Làng Chè cũng đang nắm giữ kỷ lục trống đồng lớn nhất Việt Nam với chiều cao 1,51m, đường kính mặt 2,01m, nặng 1.840kg.