Huế: Phê duyệt đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp
Sức khỏe - Ngày đăng : 08:07, 12/09/2018
Theo đó đến cuối năm 2025, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được các mục tiêu cụ thể như: Đáp ứng nhu cầu sử dụng cây giống trồng rừng hàng năm trên địa bàn tỉnh là 25 triệu cây/năm (trong đó keo các loài chiếm 80% tương đương 20 triệu cây giống/năm; thông, phi lao, bản địa, lâm sản ngoài gỗ chiếm 20% tương đương 05 triệu cây giống/năm).
Giống lâm nghiệp được kiểm soát chất lượng trên 90%, sinh khối rừng trồng tăng trưởng đạt 20-25m3/ha/năm.
Bảo tồn nguồn gen cây lâm nghiệp bản địa, các loài cây đặc hữu để cung cấp vật liệu giống cho nhu cầu trồng rừng gỗ lớn, nâng cấp chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Nâng cao phẩm chất di truyền, chọn được nhiều nguồn giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi.
Trên 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có đầy đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh giống lâm nghiệp với 80% cây con được gieo ươm bằng phương pháp vô tính và 20% cây con được gieo ươm từ hạt (phương pháp hữu tính). Trên 80% rừng trồng sản xuất theo hướng thâm canh sử dụng cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
100% cán bộ phụ trách công tác giống tại địa bàn cấp huyện được tập huấn, đào tạo đáp ứng nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp tại địa phương. Trên 95% hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh giống nắm được chuỗi hành trình quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và các văn bản pháp luật quy định hiện hành.
Củng cố hệ thống quản lý đáp ứng đủ năng lực để thực hiện kiểm soát chất lượng, sản xuất, sử dụng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định giám sát Chuỗi hành trình quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin điện tử trong quản lý giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh...