Hòa Bình: Bảo đảm an toàn cho công trình, người và tài sản khi các hồ chứa xả lũ

Sức khỏe - Ngày đăng : 21:14, 25/06/2018

(TN&MT) - Hiện nay tình hình mưa lũ trên thượng nguồn sông Đà và các tỉnh Tây Bắc diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Nước lũ đổ về khiến mực nước trên các hồ chứa ở Hòa Bình dâng cao. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, do thiên tai gây ra, Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu, các chủ đầu tư, các huyện, thành phố khẩn trương rà soát triển khai cấp bách những biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình cũng như vùng hạ du khi các hồ chứa xả lũ.
a
Những ngày qua, nước trên thượng nguồn Tây Bắc đổ về khiến mực nước tại các hồ ở Hòa Bình dâng cao, công tác phòng chống lụt bão được tỉnh Hòa Bình quan tâm.

Theo kết quả kiểm tra, rà soát của Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, cơ quan thường trực PCTT&TKCN: Tỉnh  Hòa Bình có 1756 công trình thủy lợi, gồm 507 hồ chưa, 978 đập dân và mương dẫn, 65 trạm bơm 17 trạm thủy luân phục vụ tưới khoàng 51000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả. Các công trình hồ chứa chủ yếu là công trình vừa và nhỏ, gồm 5 hồ có dung tích từ 3-10 triệu m3, 32 hồ dung tích từ 1-3 triệu m3, 79 hồ dung tích từ 0,5- 1 triệu m3 , còn lại 391 hồ dung tích dưới 0,5 triệu m3. Phần lớn các công trình thủy lợi được đánh giá là bảo đảm an toàn trước mùa mưa lũ năm 2018.
 

Trong số 507 hồ chứa có 262 hồ đập được vận hành bình thường ở mức nước thiết kế. Đáng lưu tâm là có 235 hồ dập được vận hành bình thường ở mức nước thiết kế, song ở trong tình trạng đáng lo ngại như nước thấm qua thân đập và nền đấp, lún, nứt, sạt trượt mái dốc, xỏi lở hạ lưu cần khắc phục. Toàn tỉnh Hòa Bình có 239 hồ chứa không vận hành bình thương ở mực nước thiết kế, trong đó có 162 hồ phải có kế hoạch sửa chữa nâng cấp để bảo đảm an toàn.

b
Tỉnh Hòa Bình đã kiểm tra rà soát khu vực nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp của xả lũ nhà máy thủy điện Hòa Bình, tại xóm Tân Thành, xã Hợp Thành

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình Quách Tự Hải, cho biết: Mưa lũ đang diễn biến bất thường trên diện rộng. Nếu không có phương án sát với thực tế, nguy cơ vỡ các hồ chứa là rất cao gây hậu quả khôn lường. Sở đã đề nghị UBND các huyện, thành phốm các BQL dự án, công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi khẩn trương chỉ đạo phương án chi tiết, cụ thể bảo đảm an toàn thân đập và vùng hạ du, phố hợp chặt chẽ triển khai hương án bảo đảm an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ 2018.
 

Đối với công tác thi công phải xây dựng phương án thi công bảo đảm tiến độ, an toàn và có biện pháp quản lý tốt chất lượng đắp đập, tuyệt đối không đắp đập vào những ngày mưa và đắp đập ướt vượt qua độ ẩm cho phép. Đặc biệt phải đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hồ đập, bai, kè chống sạt lở đang thi công như các hồ: Chăn, Tà, huyện Tân Lạc; các hồ Bưng, Cạnh, Bợ, Kè chống sạt lở suối Miều ( sau hồ Khả), huyện Lạc Sơn; các hồ: Đại Thắng, Nà Đá, Ngọc Đồng, huyện Lạc Thủy; hồ Thảng, huyện Đà Bắc; các hồ: Kỵ, Suối Dọc, Tanh, huyện Kim Bôi và hồ Khang Mời, thành phố Hòa Bình. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư, triển khai thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng đối với các công trình đã được bố trí vốn theo quyết định 2005/QĐ-UBND ngày 18/10/2017 và Quyết định 264/QĐ-UBND ngày 26/1/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình.
 

anh tin lai chau
Công tác xả lũ, đảm bảo an toàn cho công trình, tính mạng và tài sản được cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. ảnh Internet.


Ông Quách Tự Hải cho rằng rút kinh nghiệm từ các trường hợp xả lũ gây thiệt hại ở hạ lưu Thủy điện Hòa Bình năm 2017, tránh thiệt hại về người và tài sản, công trình, lồng bè nuôi trồng thủy sản, ngày 4/6/2018 đã ban hành văn bản 810/UBND-NNTN về việc sẳn sàng phương án bảo đảm an toàn hạ du khi các hồ chứa xả lũ, yêu cầu: Các, sở ngành, địa phương nghiêm chỉnh thực hiện các nội dung tại chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 31/1/2018 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCTT&TKCN, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2018. Các sở, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được phân công phụ trách chủ động phối hợp, thường xuyên đôn đốc các địa phương thực hiện các nhiệm vụ PCTT, ứng phó với việc xả lũ tại các hồ, đập, đặc biệt là Thủy điện Hòa Bình. Đối với UBND các huyện, thành phố tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về thời gian mùa mưa lũ (tập trung từ 15/6-15/9) và việc xả lũ hồ chứa đến chính quyền và người dân khu vực ven sông, ven suối; rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người, công trình và tài sản khi các hồ chứa xả lũ, bao gồm: Hệ thống đê điều, công trình đang thi công, lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông, ven sông, phương tiện vận tải thủy, các bến đò, hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh; phổ biến cho người dân nuôi trồng thủy sản đúng quy hoạch được duyệt, tránh gây cản trở dòng chảy.
 

Tỉnh Hòa Bình cũng chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các phương án chuẩn bị nhân lực, phương tiện để phòng, chống lũ, bảo đảm an toàn cho các trọng điểm đê điều, tàu thuyền, lồng bè của người dân theo cấp báo động. Các địa phương phối hợp với các sở ngành tổ chức giải tỏa các bến, bãi tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng trái phép, không đúng quy hoạch gây cản trở dòng chảy, bãi sông theo chỉ đạo tại chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 31/1/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh giao các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tăng thời lượng thông tin về quy trình vận hành hồ chứa đập Thủy điện Hòa Bình và các hồ đập thủy điện trên địa bàn, hướng dẫn kỹ năng cho người dân chủ động phòng tránh và ứng phó khi hồ chưa xả lũ.
 

Ngày 25/5, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định 1255/QĐUBND phê duyệt phương án bổ sung phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập thủy điện Hòa Bình năm 2018. Phương án phân công rõ trách nhiệm của công ty Thủy điện Hòa Bình và BCH PCTT&TKCN tỉnh, chính quyền các địa phương thực hiện những giải pháp ứng phó với các tần suất thủy điện xả lũ. Trong đó giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức theo dõi sát diễn biến nước ở thượng lưu, báo cáo với BCĐ Trung ương  căn cứ vào tình hình thực tế để có phương án cắt giảm xả lũ, bảo đảm an toàn cho công trình; có biện pháp huy động toàn bộ lực lượng ứng cứ gia cố thêm mặt để xử lý các mặt đê, các vị trí đê có nguy cơ bị vỡ, bị tràn phát lệnh sơ tán, di chuyển nhân dân theo phương án CPTT&TKCN đã được duyệt.