Chủ tịch huyện Sơn Động: Phải xử lý hình sự vụ phá rừng tại Thanh Sơn

Bạn đọc - Pháp luật - Ngày đăng : 00:00, 04/07/2016

(TN&MT) - Do hành vi phá rừng vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính nên không được xử phạt mà phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp...
(TN&MT) – Chủ tịch UBND huyện Sơn Động Nguyễn Quang Ngạn đã ban hành bản kết luận số 460/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Phạm Văn Thắng, Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động – Bắc Giang) phá 26.056m2 rừng tự nhiên của gia đình và hàng xóm. Theo đó, hàng loạt cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện này liên quan tới vụ việc đã bị điểm mặt, chỉ tên và yêu cầu làm rõ trách nhiệm.
 
Mặc dù Kiểm lâm Sơn Động lấy lí do việc phá rừng diễn ra đã lâu (tháng 4/2014) nhưng hiện vẫn còn nhiều gốc cây, khúc gỗ sót lại trong phần diện tích rừng bị phá
Mặc dù Kiểm lâm Sơn Động lấy lí do việc phá rừng diễn ra đã lâu (tháng 4/2014) nên sẽ rất mất thời gian để xác minh làm rõ bởi hiện nay khu vực này đã được trồng keo nhưng PV phát hiện vẫn còn nhiều gốc cây, khúc gỗ sót lại trong phần diện tích rừng bị phá
Đủ điều kiện để khởi tố hình sự vụ phá rừng
 
Sau khi Báo TN&MT đăng tải 7 bài báo liên quan tới vụ việc cha con ông Chủ tịch thị trấn Thanh Sơn Phạm Văn Thắng cố ý phá 26.056m2 rừng tự nhiên trái phép tại xã Tuấn Mậu. Ngày 27/6/2016, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đã ban hành bản kết luận yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc.
 
Theo đó, việc công dân tố cáo hộ gia đình ông Phạm Văn Thắng (Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Sơn) tự ý phá 26.056m2 rừng tự nhiên tại khu vực Khe Lê, thôn Tân Thanh, xã Tuấn Mậu, thị trấn Thanh Sơn khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là đúng. Hành vi này vi phạm khoản 1, Điều 12 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép”.
 
Không những vậy, việc phá rừng của hộ gia đình ông Phạm Văn Thắng vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính, do đó không được xử phạt mà phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 7, Nghị định 157/2013-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Về việc này, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động giao cho Công an huyện Sơn Động điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định.
 
Đối với việc tiếp tay làm giả Giấy ủy quyền ghi ngày 24/2/2014 cho cha con ông Phạm Văn Thắng của PCT xã Tuấn Mậu Hoàng Văn Tuệ. Vào thời điểm đó, ông Tuệ mới chỉ làm Trưởng Công an xã, phải đến tháng 11/2014, ông Tuệ mới chính thức là PCT xã sau khi nhận Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử PCT UBND xã Tuấn Mậu, nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Chủ tịch UBND huyện Sơn Động Nguyễn Quang Ngạn.
 
Giấy ủy quyền của ông Chủ tịch thị trấn Thanh Sơn cho con trai bị làm giả với sự giúp sức của PCT xã Tuấn Mậu
Giấy ủy quyền của ông Chủ tịch thị trấn Thanh Sơn cho con trai bị làm giả với sự giúp sức của PCT xã Tuấn Mậu
Chính vì vậy, việc ký xác nhận vào Giấy ủy quyền của ông Hoàng Văn Tuệ, PCT UBND xã Tuấn Mậu cho ông Phạm Văn Thắng và ông Phạm Văn Cương (con trai ông Thắng – Cán bộ Tư pháp thị trấn Thanh Sơn) là trái thẩm quyền, do đó Giấy ủy quyền sử dụng đất của ông Phạm Văn Thắng cho con trai Phạm Văn Cương là không có giá trị pháp lý.
 
Đồng quan điểm về việc này, luật sư Nguyễn Văn Kiệm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Việc PCT UBND xã Tuấn Mậu làm giả Giấy ủy quyền cho cha con ông Chủ tịch thị trấn Thanh Sơn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng bởi việc làm giả này có thể nhằm mục đích “đổ tội” phá rừng của ông Chủ tịch cho con trai. Cơ quan CSĐT có thể vào cuộc xem xét, cần thiết phải khởi tố vụ án để làm rõ mục đích của việc này.
 
Về trách nhiệm của địa phương trong vụ việc này là UBND xã Tuấn Mậu: Do không phát hiện và có biện pháp ngăn chặn hành vi phá rừng của cha con ông Thắng nên vi phạm vào khoản 3, Điều 38, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Vì vậy, giao cho Phòng Nội vụ thành lập Hội đồng kỷ luật đối với cá nhân Chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu trong việc thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ đạo cán bộ chuyên môn và công tác phối hợp với lực lượng Kiểm lâm để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời những vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
 
Cần làm rõ trách nhiệm của Kiểm lâm Sơn Động
 
Bản kết luận cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm đối với lãnh đạo và nhân viên Hạt Kiểm lâm Sơn Động vì đã để xảy ra việc phá rừng diễn ra trong một khoảng thời gian dài nhưng không phát hiện và ngăn chặn kịp thời là vi phạm Điều 81, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm lâm. 
 
Mặc dù Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sơn Động Nguyễn Văn Hiệu quyết định chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT nhưng vẫn bị Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đề nghị Sở NN&PTNT xem xét trách nhiệm và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền
Mặc dù Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sơn Động Nguyễn Văn Hiệu quyết định chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT nhưng vẫn bị Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đề nghị Sở NN&PTNT xem xét trách nhiệm và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền
Không những vậy, việc phá rừng xảy ra từ tháng 3/2014 nhưng tới tháng 11/2015, ông Trần Ngọc Sơn - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tuấn Đạo mới làm báo cáo cho Hạt Kiểm lâm Sơn Động về việc gia đình ông Phạm Văn Thắng chỉ phát dọn có 3000m2 rừng là không có cơ sở.
 
Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang xem xét trách nhiệm và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sơn Động Nguyễn Văn Hiệu và cán bộ chuyên môn liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đối trong vụ việc phá rừng tự nhiên nghiêm trọng này.
 
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, ông Phạm Văn Thắng được nhà nước giao cho 14,5ha rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp tại lô A1, khoảnh 3 tại xã Thanh Sơn (nay thuộc thôn Tân Thanh, xã Tuấn Mậu). Sau đó, vào năm 1999, toàn bộ diện tích này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 30/01/1999 để bảo vệ và chăm sóc. 
 
Từ năm 2010 cho đến tháng 3/2014, ông Thắng được phép cải tạo 4,9 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt trên diện tích rừng được nhà nước giao bảo vệ chăm sóc để trồng rừng. Sau đó, do thấy gia đình ông Thắng ngang nhiên phá thêm diện tích rừng tự nhiên nhưng không bị xử lý nên ông này bị người dân tố cáo.
 
Vụ phá rừng xảy ra từ tháng 4/2014 nhưng tới tháng 4/2015, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Sơn Động mới giao cho Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tuấn Mậu đi kiểm tra và tới tháng 11/2015 mới có báo cáo.
Vụ phá rừng xảy ra từ tháng 4/2014 nhưng tới tháng 4/2015, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Sơn Động mới giao cho Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tuấn Mậu đi kiểm tra và tới tháng 11/2015 mới có báo cáo. Nhưng bản báo cáo này đã bị Chủ tịch UBND huyện Sơn Động kết luận là không có cơ sở.
Ngày 13/5/2016, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sơn Động Nguyễn Văn Hiệu đã có bản kết luận nội dung tố cáo đối với ông Phạm Văn Thắng. Trong đó nêu rõ việc người dân tố cáo ông Thắng phá rừng tự nhiên trái pháp luật là có cơ sở. Tuy nhiên, thủ phạm chính trong việc tổ chức phá rừng lại là con trai ông Thắng, tức Phạm Văn Cương(?!). Tổng diện tích rừng bị phá là 26.056m2, xảy ra từ tháng 4/2014.
 
Liên quan tới việc phá rừng tự nhiên trái phép tại huyện Sơn Động, ngày 16/7/2015, TAND huyện Sơn Động đã đưa vụ án phá rừng tự nhiên trái pháp luật tại xã An Lạc ra xét xử. Hai bị cáo trong vụ án này là Châu Văn Định (SN 1971), Châu Văn Chung (SN 1974) hộ khẩu thường trú tại thôn Biểng, xã An Lạc, huyện Sơn Động bị truy tố với tội danh hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ Luật hình sự.
 
Nguyên nhân là bởi vào khoảng tháng 3/2014, với lý do thiếu đất canh tác, các bị cáo đã tự ý chặt phá 4 ha rừng tự nhiên đã được Nhà nước giao để bảo vệ. Sau khi phát hiện vụ việc, Hạt Kiểm lâm Sơn Động đã hoàn thiện hồ sơ, chuyển Cơ quan CSĐT huyện Sơn Động đề nghị xử lý.
 
TAND huyện Sơn Động đã tuyên phạt Châu Văn Chung 3 năm 3 tháng tù giam và 5 triệu đồng; Châu Văn Định 3 năm tù cho hưởng án treo và 5 triệu đồng. Cũng với tội danh phá rừng tự nhiên trái pháp luật tại xã An Lạc ngày 13 - 5 - 2015, TAND huyện Sơn Động đã xử phạt Lê Văn Vinh (SN 1981) thường trú tại thôn Đồng Bây xã An Lạc huyện Sơn Động 3 năm tù giam.
 
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
 
Bích Động – Yên Thế