Bình Định: 30 năm chưa được cấp Giấy CNQSDĐ vì hai xã tranh chấp mốc địa giới hành chính

Tiếng dân - Ngày đăng : 15:21, 02/04/2018

(TN&MT) - Người dân xã này sinh sống trên đất xã kia đã hơn 30 năm trôi qua nhưng họ vẫn chưa được cấp Giấy CNQSSĐ vì hai xã tranh chấp mốc địa giới hành chính....
(TN&MT) - Người dân xã này sinh sống trên đất xã kia đã hơn 30 năm trôi qua nhưng họ vẫn chưa được cấp Giấy CNQSSĐ vì hai xã tranh chấp mốc địa giới hành chính. Vụ tranh chấp đến nay vẫn chưa có hồi kết và cũng chưa biết khi nào mới kết thúc trong khi người dân đỏ mắt trông chờ.
Gò Lao là vùng đất nổi trên đầm Trà Ổ có diện tích khoảng 4ha (khi nước rút) và diện tích nổi là 2,8ha
Gò Lao là vùng đất nổi trên đầm Trà Ổ có diện tích khoảng 4ha (khi nước rút) và diện tích nổi là 2,8ha
Đó là câu chuyện về 18 hộ dân với 100 nhân khẩu ở xóm 5, thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu đang làm ăn sinh sống tại Gò Lao. Theo bản đồ địa giới hành chính xã Mỹ Lợi thì Gò Lao thuộc thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ.
 
Đây là một câu chuyện dài bắt nguồn từ những cô gái xã Mỹ Lợi và chàng trai xã Mỹ Châu yêu nhau và chọn Gò Lao làm nơi an cư lạc nghiệp, tạo dựng hạnh phúc gia đình. Thời gian thấm thoát đã 30 năm trôi qua nhưng cuộc sống của họ chưa được ổn định, sinh sống chủ yếu làm ruộng, đánh bắt thủy sản trên đầm Trà Ổ (gọi đầm Châu Trúc) mưu sinh qua ngày. Cũng vì là người Mỹ Châu sinh sống trên đất Mỹ Lợi mới nảy sinh nhiều phiền phức cho chính bản thân họ lẫn chính quyền địa phương.
 
UBND xã Mỹ Châu nhận làm chứng minh nhân dân, khai sinh, học hành, giải quyết các chế độ chính sách, an sinh xã hội, hỗ trợ một nữa nguồn điện thắp sáng nhưng UBND xã Mỹ Lợi lại thống kê đất đai và dân số Gò Lao, làm dịch vụ điện thắp sáng cho nhân dân Gò Lao. Tuy nhiên, việc các hộ dân bức xúc là đã hơn 30 năm sinh sống tại đây nhưng họ chưa được chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo bản đồ địa giới hành chính xã Mỹ Lợi thì Gò Lao thuộc thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ
Theo bản đồ địa giới hành chính xã Mỹ Lợi thì Gò Lao thuộc thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ
Ông Nguyễn Thế Cao – Xóm trưởng xóm 5 thôn Châu Trúc chia sẻ: “Chúng tôi đều là dân Châu Trúc xã Mỹ Châu. Nơi đây là thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu nhưng trên bản đồ hành chính lại thuộc xã Mỹ Lợi. Bởi vậy hai xã nảy sinh tranh chấp nhiều năm nay vẫn chưa phân định khiến chúng tôi làm đơn xin cấp Giấy CNQSDĐ không xã nào chịu ký, lên huyện thì huyện trả lời hai xã đang tranh chấp không thể ký đơn. Chúng tôi mong chờ chính quyền các cấp sớm giải quyết tranh chấp của hai xã và tuyên bố UBND xã Mỹ Châu hay Mỹ Lợi quản lý chúng tôi và chịu trách nhiệm ký đơn xin cấp sổ đỏ cho dân”.
 
Gò Lao là vùng đất nổi trên đầm Trà Ổ có diện tích khoảng 4ha (khi nước rút) và diện tích nổi là 2,8ha, các hộ dân sinh sống theo chủ trương “trài dân” sau năm 1975. Phần đất từ Gò Lao đổ về phía Nam là phần đất sản xuất nông nghiệp thuộc xã Mỹ Lợi canh tác.
 
Trước năm 1993, khu vực Gò Lao do UBND huyện Phù Mỹ quản lý không có tranh chấp gì xảy ra. Từ khi thực hiện việc xác lập địa giới hành chính tại Gò Lao theo chỉ thị số 364 ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì nảy sinh sự không thống nhất phân chia trên bề mặt nước giữa xã Mỹ Châu và Mỹ Lợi.
18 hộ dân với 100 nhân khẩu ở xóm 5, thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu đang làm ăn sinh sống tại Gò Lao
18 hộ dân với 100 nhân khẩu ở xóm 5, thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu đang làm ăn sinh sống tại Gò Lao
UBND huyện Phù Mỹ cùng các cơ quan chức năng tiến hành hiệp thương đề xuất biện pháp giải quyết vẫn không thành vì UBND xã Mỹ Châu khẳng định Gò Lao là địa giới hành chính thuộc thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, người dân do xã trực tiếp quản lý và giải quyết các thủ tục giấy tờ, chính sách an sinh xã hội, học hành và UBND xã Mỹ Lợi cũng khẳng định điểm Gò Lao là địa giới hành chính thuộc xã Mỹ Lợi do Trung tâm Bản đồ đo vẽ theo Chỉ thị 364/CT là đúng.
 
Ông Nguyễn Văn Dũng- Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết huyện đã làm văn bản gửi Sở Nội vụ Bình Định để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét giải quyết vụ tranh chấp kéo dài nhiều năm, trải qua nhiều cuộc họp hiệp thương nhưng không thành công đến nay vẫn chưa có kết quả.
 
Nghĩa là người dân còn phải chờ đợi, chờ nữa chờ mãi hơn 30 năm vẫn điệp khúc chờ mỏi mòn đến ngày được nghe công bố quyết định mình thuộc về địa phương nào quản lý. Một việc tưởng chừng bình thường với bao nhiêu người dân khác lại trở nên khó khăn đối với người dân xóm Gò Lao?!.