Hàng trăm hộ dân bị 'giam lỏng' vì quy hoạch treo tại Nam Từ Liêm: Quy hoạch không còn phù hợp?
Tiếng dân - Ngày đăng : 18:12, 19/12/2017
(TN&MT) - Liên quan đến việc hàng trăm hộ dân sinh sống ổn định đã trên dưới 30 năm tại Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội kêu cứu vì...
(TN&MT) - Liên quan đến việc hàng trăm hộ dân sinh sống ổn định đã trên dưới 30 năm tại Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội kêu cứu vì cho rằng bị "giam lỏng" bởi dự án quy hoạch treo, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) đã chỉ ra nhiều bất cập trong vụ việc này.
Như thông tin đã đưa, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của các hộ dân tại thôn Thượng, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (TP. Hà Nội), nay thuộc Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội về đề xuất thu hồi đất của UBND quận Nam Từ Liêm.
Theo nội dung đơn kêu cứu, hiện nay, Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì có khoảng 200 hộ gia đình sinh sống ổn định từ những năm 1980 đến nay. Trong đó, đa số là đất do Nhà nước giao, đất ông cha để lại cho con cháu, số còn lại do nhận chuyển nhượng của người trong thôn.
Về hiện trạng sử dụng đất hiện nay, đại đa số các hộ dân sinh sống ổn định hàng chục năm và không còn chỗ ở nào khác. Trên đất đã xây dựng nhà 3,4 tầng và nhà cấp 4, tất cả đều đã kê khai và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đất ở với Nhà nước nhưng không được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định.
Bên cạnh đó, theo thông tin các hộ dân cung cấp, tại thời điểm nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị H2-2 các sở ngành của UBND TP. Hà Nội chưa khảo sát hiện trạng đất ở trong làng xóm đã tồn tại từ những năm 1980 cũng như không lấy ý kiến của người dân đang sinh sống tại phạm vi lập quy hoạch để đảm bảo đồ án quy hoạch sau khi phê duyệt có tính khả thi.Không những thế, liên tiếp trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016, UBND quận Nam Từ có văn bản gửi thành phố đề nghị thu hồi diện tích đất mà gần 200 hộ dân đang sinh sống để giao cho doanh nghiệp. Cụ thể, tháng 4/2011, lúc đó là huyện Từ Liêm đề nghị thành phố giao lại khu đất để một doanh nghiệp xây dựng dự án “Tổ hợp trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê”. Đến tháng 4/2013, UBND huyện Từ Liêm tiếp tục có báo cáo gửi UBND TP về việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Từ thời điểm đó đến nay, UBND huyện Từ Liêm (nay là UBND quận Nam Từ Liêm) vẫn không được thành phố chấp thuận về những nội dung đề xuất trong báo cáo nên chưa thể triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Liên quan đến việc này, ngày 20/9/2017 Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội đã có Công văn số 7825/STNMT-CCQLĐĐ gửi UBND TP. Hà Nội về việc rà soát, kiểm tra, giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) cho các hộ dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Sở TN&MT TP. Hà Nội đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc kiểm tra, rà soát quy hoạch cụ thể từng trường hợp theo hướng các hướng phù hợp.Cụ thể, phần diện tích đất phía Đông Bắc nằm trong phạm vi mở rộng đường Lương Thế Vinh hiện có, một phần đất phía Tây Bắc nằm trong phạm vi mở đường theo quy hoạch: thông báo cho các hộ dân, không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai lần đầu theo quy định. Trong khi đó, phần còn lại được xác định chức năng đất công cộng thành phố: đề nghị rà soát quy hoạch có thể điều chỉnh quy hoạch phù hợp đất ở thì UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Sau đó, liên tiếp trong 2 ngày mùng 09 và 13/10/2017, UBND TP. Hà Nội đã ra văn bản chỉ đạo các Sở liên quan và UBND quận Nam Từ Liêm xử lý vụ việc.
Theo đó, ngày 09/10/2017, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 4944/UBND-ĐT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch kiến trúc và UBND quận Nam Từ Liêm về việc giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.
Nôi dung công văn nêu rõ: "Trên cơ sở xem xét kiến nghị của các hộ dân và quy định tại Điều 22, 23 nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và đề nghị của Sở tài nguyên và môi trường tại văn bản số 7825/STNMT-CCQLĐĐ ngày 20 tháng 9 năm 2017, UBND thành phố giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra, rà soát quy hoạch để giải quyết theo hướng:
Phần diện tích đất phía Đông Bắc nằm trong phạm vi mở rộng đường Lương Thế Vinh hiện có, một phần đất phía Tây bắc nằm trong phạm vi mở đường theo quy hoạch: Tổ chức cắm mốc để UBND quận Nam Từ Liêm thông báo cho các hộ dân, không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai lần đầu theo quy định.Phần diện tích đất còn lại được xác định chức năng đất công cộng thành phố: rà soát quy hoạch và cân đối nhu cầu công trình công cộng tại khu vực, trường hợp đã đáp ứng nhu cầu công trình công cộng thì xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch phù hợp với hiện trạng đất ở, để làm căn cứ cho UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất theo quy định".
Tiếp đó, đến ngày 13/10/2017, Văn phòng UBND TP. Hà Nội ban hành Văn bản số 9686/VP-ĐT về việc giải quyết vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với một số hộ gia đình trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Theo văn bản này, UBND TP. Hà Nội nhận được Văn bản số 2158/UBND-TNMT và Văn bản số 2159/UBND-TNMT ngày 25/9/2017 của UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo, kiến nghị về vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với một số hộ gia đình trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Về việc trên, ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo: Đối với các hộ dân ở tổ dân phố số 1 phường Mễ Trì ( Số 385 đường Lương Thế Vinh): UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện theo quy định và chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 4944/UBND- ĐT ngày 09/10/2017. Đối với các trường hợp khác: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết theo quy định và nhiệm vụ được giao tại mục 2 văn bản số 8912/VP- ĐT ngày 13/9/2017.
Nhận định góc độ pháp lý về việc này, luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, những người dân tại tổ dân phố số 01 phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm nhiều năm trời nay đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở đối với nơi mình đã sinh sống hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc đề nghị cấp sổ của người dân không được chấp thuận vì vướng quy hoạch. Dù sinh sống hàng chục năm, xây nhà tầng, được cấp điện nước, số nhà nhưng trong quy hoạch sử dụng đất vẫn xác định đây là đất nông nghiệp.
"Căn cứ vào nguồn gốc và lịch sử sử dụng đất của khoảng 200 hộ dân đã được chính quyền địa phương xác định, người dân sinh sống hàng chục năm, kê khai hoàn thành đầy đủ nghĩ vụ thuế với Nhà nước'', luật sư Lực nhận định.
Luật sư Lực cũng phân tích, theo khoản 1 điều 100 Luật đất đai năm 2013, điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai với thời hạn sử dụng lâu dài, ổn định hàng chục năm thì đất người dân đang sử dụng phải có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 hoặc có giấy tờ như sổ mục kê, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980. Người sử dụng đất có những giấy tờ này là đủ một trong các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Vướng mắc về quy hoạch đã được UBND Thành phố Hà Nội chỉ ra hướng tháo gỡ tại văn bản số 4944 “V/v giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân tổ dân phố số 01, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm ” với nội dung: “Phần diện tích còn lại được xác định chức năng đất công cộng thành phố: rà soát quy hoạch và cân đối nhu cầu công trình công cộng tại khu vực, trường hợp đã đáp ứng nhu cầu công trình công cộng thì xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch với hiện trạng đất ở để làm căn cứ cho UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất theo quy định.”
Việc lập quy hoạch không lấy ý kiến người dân là không phù hợp với quy định pháp luật. Theo đó khoản 1 điều 43 Luật đất đai năm 2013 quy định: "Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.”
Đặc biệt điều 44 Luật Đất đai năm 2013 về Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định: "Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng".
Do vậy, luật sư Lực nhận định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải sâu sát thực tế. Việc vẫn thể hiện trong quy hoạch là đất nông nghiệp trong khi thực tế hàng chục năm nay người dân đã sinh sống ổn định cho thấy quy hoạch đó không còn phù hợp, nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung điều chỉnh để đảm bảo sự khả thi của quy hoạch, đảm bảo quyền lợi của người dân.
"Hàng trăm hộ dân bị giam lỏng trong quy hoạch bất khả thi đã được UBND TP. Hà Nội chỉ ra hướng giải quyết. Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch này hiện được giao cho UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện. Người dân đang chờ mong dõi theo những hành động nhanh tróng kịp thời của UBND quận Nam Từ Liêm trong việc xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch với hiện trạng đất ở '', luật sư Lực nhận định.
Như thông tin đã đưa, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của các hộ dân tại thôn Thượng, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (TP. Hà Nội), nay thuộc Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội về đề xuất thu hồi đất của UBND quận Nam Từ Liêm.
Theo nội dung đơn kêu cứu, hiện nay, Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì có khoảng 200 hộ gia đình sinh sống ổn định từ những năm 1980 đến nay. Trong đó, đa số là đất do Nhà nước giao, đất ông cha để lại cho con cháu, số còn lại do nhận chuyển nhượng của người trong thôn.
Về hiện trạng sử dụng đất hiện nay, đại đa số các hộ dân sinh sống ổn định hàng chục năm và không còn chỗ ở nào khác. Trên đất đã xây dựng nhà 3,4 tầng và nhà cấp 4, tất cả đều đã kê khai và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đất ở với Nhà nước nhưng không được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định.
Bên cạnh đó, theo thông tin các hộ dân cung cấp, tại thời điểm nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị H2-2 các sở ngành của UBND TP. Hà Nội chưa khảo sát hiện trạng đất ở trong làng xóm đã tồn tại từ những năm 1980 cũng như không lấy ý kiến của người dân đang sinh sống tại phạm vi lập quy hoạch để đảm bảo đồ án quy hoạch sau khi phê duyệt có tính khả thi.Không những thế, liên tiếp trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016, UBND quận Nam Từ có văn bản gửi thành phố đề nghị thu hồi diện tích đất mà gần 200 hộ dân đang sinh sống để giao cho doanh nghiệp. Cụ thể, tháng 4/2011, lúc đó là huyện Từ Liêm đề nghị thành phố giao lại khu đất để một doanh nghiệp xây dựng dự án “Tổ hợp trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê”. Đến tháng 4/2013, UBND huyện Từ Liêm tiếp tục có báo cáo gửi UBND TP về việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Từ thời điểm đó đến nay, UBND huyện Từ Liêm (nay là UBND quận Nam Từ Liêm) vẫn không được thành phố chấp thuận về những nội dung đề xuất trong báo cáo nên chưa thể triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Liên quan đến việc này, ngày 20/9/2017 Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội đã có Công văn số 7825/STNMT-CCQLĐĐ gửi UBND TP. Hà Nội về việc rà soát, kiểm tra, giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) cho các hộ dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Sở TN&MT TP. Hà Nội đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc kiểm tra, rà soát quy hoạch cụ thể từng trường hợp theo hướng các hướng phù hợp.Cụ thể, phần diện tích đất phía Đông Bắc nằm trong phạm vi mở rộng đường Lương Thế Vinh hiện có, một phần đất phía Tây Bắc nằm trong phạm vi mở đường theo quy hoạch: thông báo cho các hộ dân, không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai lần đầu theo quy định. Trong khi đó, phần còn lại được xác định chức năng đất công cộng thành phố: đề nghị rà soát quy hoạch có thể điều chỉnh quy hoạch phù hợp đất ở thì UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Sau đó, liên tiếp trong 2 ngày mùng 09 và 13/10/2017, UBND TP. Hà Nội đã ra văn bản chỉ đạo các Sở liên quan và UBND quận Nam Từ Liêm xử lý vụ việc.
Theo đó, ngày 09/10/2017, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 4944/UBND-ĐT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch kiến trúc và UBND quận Nam Từ Liêm về việc giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.
Nôi dung công văn nêu rõ: "Trên cơ sở xem xét kiến nghị của các hộ dân và quy định tại Điều 22, 23 nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và đề nghị của Sở tài nguyên và môi trường tại văn bản số 7825/STNMT-CCQLĐĐ ngày 20 tháng 9 năm 2017, UBND thành phố giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra, rà soát quy hoạch để giải quyết theo hướng:
Phần diện tích đất phía Đông Bắc nằm trong phạm vi mở rộng đường Lương Thế Vinh hiện có, một phần đất phía Tây bắc nằm trong phạm vi mở đường theo quy hoạch: Tổ chức cắm mốc để UBND quận Nam Từ Liêm thông báo cho các hộ dân, không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai lần đầu theo quy định.Phần diện tích đất còn lại được xác định chức năng đất công cộng thành phố: rà soát quy hoạch và cân đối nhu cầu công trình công cộng tại khu vực, trường hợp đã đáp ứng nhu cầu công trình công cộng thì xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch phù hợp với hiện trạng đất ở, để làm căn cứ cho UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất theo quy định".
Tiếp đó, đến ngày 13/10/2017, Văn phòng UBND TP. Hà Nội ban hành Văn bản số 9686/VP-ĐT về việc giải quyết vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với một số hộ gia đình trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Theo văn bản này, UBND TP. Hà Nội nhận được Văn bản số 2158/UBND-TNMT và Văn bản số 2159/UBND-TNMT ngày 25/9/2017 của UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo, kiến nghị về vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với một số hộ gia đình trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Về việc trên, ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo: Đối với các hộ dân ở tổ dân phố số 1 phường Mễ Trì ( Số 385 đường Lương Thế Vinh): UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện theo quy định và chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 4944/UBND- ĐT ngày 09/10/2017. Đối với các trường hợp khác: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết theo quy định và nhiệm vụ được giao tại mục 2 văn bản số 8912/VP- ĐT ngày 13/9/2017.
Nhận định góc độ pháp lý về việc này, luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, những người dân tại tổ dân phố số 01 phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm nhiều năm trời nay đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở đối với nơi mình đã sinh sống hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc đề nghị cấp sổ của người dân không được chấp thuận vì vướng quy hoạch. Dù sinh sống hàng chục năm, xây nhà tầng, được cấp điện nước, số nhà nhưng trong quy hoạch sử dụng đất vẫn xác định đây là đất nông nghiệp.
"Căn cứ vào nguồn gốc và lịch sử sử dụng đất của khoảng 200 hộ dân đã được chính quyền địa phương xác định, người dân sinh sống hàng chục năm, kê khai hoàn thành đầy đủ nghĩ vụ thuế với Nhà nước'', luật sư Lực nhận định.
Luật sư Lực cũng phân tích, theo khoản 1 điều 100 Luật đất đai năm 2013, điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai với thời hạn sử dụng lâu dài, ổn định hàng chục năm thì đất người dân đang sử dụng phải có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 hoặc có giấy tờ như sổ mục kê, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980. Người sử dụng đất có những giấy tờ này là đủ một trong các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Vướng mắc về quy hoạch đã được UBND Thành phố Hà Nội chỉ ra hướng tháo gỡ tại văn bản số 4944 “V/v giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân tổ dân phố số 01, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm ” với nội dung: “Phần diện tích còn lại được xác định chức năng đất công cộng thành phố: rà soát quy hoạch và cân đối nhu cầu công trình công cộng tại khu vực, trường hợp đã đáp ứng nhu cầu công trình công cộng thì xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch với hiện trạng đất ở để làm căn cứ cho UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn các hộ dân hoàn thiện hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất theo quy định.”
Việc lập quy hoạch không lấy ý kiến người dân là không phù hợp với quy định pháp luật. Theo đó khoản 1 điều 43 Luật đất đai năm 2013 quy định: "Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.”
Đặc biệt điều 44 Luật Đất đai năm 2013 về Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định: "Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng".
Do vậy, luật sư Lực nhận định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải sâu sát thực tế. Việc vẫn thể hiện trong quy hoạch là đất nông nghiệp trong khi thực tế hàng chục năm nay người dân đã sinh sống ổn định cho thấy quy hoạch đó không còn phù hợp, nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung điều chỉnh để đảm bảo sự khả thi của quy hoạch, đảm bảo quyền lợi của người dân.
"Hàng trăm hộ dân bị giam lỏng trong quy hoạch bất khả thi đã được UBND TP. Hà Nội chỉ ra hướng giải quyết. Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch này hiện được giao cho UBND quận Nam Từ Liêm thực hiện. Người dân đang chờ mong dõi theo những hành động nhanh tróng kịp thời của UBND quận Nam Từ Liêm trong việc xem xét, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch với hiện trạng đất ở '', luật sư Lực nhận định.