Quy hoạch sử dụng đất: Điều chỉnh nhiều - chưa hiệu quả

Kinh tế - Ngày đăng : 00:00, 27/05/2014

(TN&MT) - Công tác quy hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương còn nhiều hạn chế, thường xuyên thay đổi dẫn tới việc sử dụng đất chưa thực sự hiệu quả.
(TN&MT) - Công tác quy hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương còn nhiều hạn chế, thường xuyên thay đổi dẫn tới việc sử dụng đất chưa thực sự hiệu quả.
   
Nhiu hn chế
   
  Theo một số chuyên gia, trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, sử dụng đất vẫn còn những yếu kém, hạn chế. Trong xây dựng cơ bản, việc triển khai xây dựng các dự án đầu tư phát triển nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... còn kéo dài lãng phí, gây bức xúc trong nhân dân. Tại các khu đô thị mới Yên Hòa, Mễ Trì, Văn Quán, Linh Ðàm (Hà Nội)... đã đi vào hoạt động từ rất lâu, nhưng tỷ lệ nhà biệt thự liền kề, chưa được đưa vào sử dụng chiếm rất cao. Nhiều ngôi biệt thự đã xây thô, bỏ hoang gần năm năm nay không có người tới ở. Ðó là chưa kể đến những lãng phí từ "quy hoạch treo", việc đầu tư nhiều công trình hạ tầng nhưng không sử dụng, trong khi đó ở nhiều nơi người dân thiếu đất sản xuất, trẻ em thiếu trường lớp để học, thiếu nơi để vui chơi giải trí... Mặc dù, các ngành chức năng đã kiên quyết thu hồi một số dự án kéo dài, không có khả năng triển khai, nhưng tình trạng lãng phí từ những biệt thự bỏ hoang đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải.
   
   
Nhiều khu công nghiệp đang còn để lãng phí đất
    
   
  Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được phê duyệt từ nhiều năm nhưng vẫn chậm, bỏ hoang ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, nhưng không có ai bị kiểm điểm, xử lý. Cụ thể, ngay tại Hà Nội, trước khi sát nhập, một số địa phương khi còn đang nằm trong kế hoạch sát nhập vào Hà Nội đã ra hàng loạt quyết định giao đất cho chủ đầu tư với 772 dự án, tổng diện tích 75.695 ha. Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng đã kiểm tra và phát hiện, trong số trên chỉ có 58 dự án được tiếp tục triển khai, 153 dự án cần điều chỉnh chức năng xây dựng hoặc diện tích, 77 dự án tạm dừng để chờ quy hoạch điều chỉnh và 30 dự án phải dừng hẳn.
   
  Điển hình là Dự án Bệnh viện Quốc tế Hà Đông do Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM Group) làm chủ đầu tư. Đây là dự án được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 6/2008, với diện tích 16,7 ha trên địa bàn phường Dương Nội, quận Hà Đông. Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội ngày 29/9/2011, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản số 8295/UBND-XD chấp thuận cho phép lập điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500 và yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhưng đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Còn dự án “Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây” do Công ty TNHH TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư tại Phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội có quy mô 2 tòa tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm với tổng vốn đầu tư 37,6 triệu USD được cấp phép từ tháng 11/2006 đến nay vẫn là bãi đất hoang. Còn tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, việc quy hoạch và phát triển các khu này ở một số địa phương còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh. Khả năng thu hút đầu tư kém dẫn tới tiến độ thực hiện chậm, tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp… thấp, đất đai bị bỏ hoang, lãng phí nguồn tài nguyên đất. Mặt khác, trong lúc nhiều khu không hút được đầu tư thì không ít các chủ đầu tư lại tiếp tục xin bổ sung dự án khác vào quy hoạch. Điều này dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém, dàn trải mà khả năng thu hút đầu tư sẽ thấp hơn nữa.
   
Chn ch đu tư đ giao đt, cho thuê đt
   
  Để hạn chế tình trạng trên, Luật Đất đai 2013 đã nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất theo hướng quy hoạch phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và đơn vị hành chính. Đồng thời, quy định cụ thể (từ nguyên tắc đến nội dung) và mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, quy định đầy đủ, rõ ràng các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và điều kiện để triển khai thực hiện các dự án đầu tư để Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Qua đó, có thể khắc phục một cách có hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất một cách tràn lan chưa tính đến năng lực của các chủ đầu tư trong việc triển khai các dự án gây nên tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả như trong thời gian vừa qua.
   
  Theo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển, việc lựa chọn chủ đầu tư để giao đất, cho thuê đất sẽ góp phần kiểm soát chặt chẽ hơn. Theo đó, chủ đầu tư phải có năng lực tài chính qua báo cáo tài chính và kiểm toán, để đảm bảo việc sử dụng đất theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư.Chủ đầu tư cũng phải kí quỹ theo qui định của pháp luật về đầu tư; không vi phạm các qui định của pháp luật đất đai… Đối với các trường hợp không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, Luật Đất đai 2013 quy định xử lý “mạnh tay” chủ đầu tư.  Cụ thể, luật cho phép dự án chậm tiến độ hơn so với qui định hiện hành 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời hạn đó. “Nếu hết 24 tháng mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Đặc biệt, các dự án vi phạm sẽ được công khai trên website để tránh tình trạng chủ đầu tư vi phạm ở địa phương này lại sang địa phương khác xin giấy phép”, Thứ trưởng Hiển khẳng định.
   
Trường Giang
       Tại tỉnh Hải Dương, mặc dù có tổng diện tích 165.420 ha, với dân số khoảng 1,8 triệu người nhưng theo quy hoạch đến năm 2020 thì tỉnh có 18 KCN tập trung với tổng diện tích 3.710 ha, chủ yếu bố trí trên đất lúa nước. Tuy nhiên, diện tích đất đã bàn giao xây dựng hạ tầng KCN đến năm 2012 ở Hải Dương mới đạt 1.349 ha, nhưng tỷ lệ lấp đầy bình quân chỉ đạt 51%.