ASANZO tiên phong thực hiện cam kết sử dụng bao bì tái chế thay nilon

Doanh nghiệp - doanh nhân - Ngày đăng : 22:09, 09/04/2019

(TN&MT) - Trước tình trạng rác thải nilon gây ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, đầu tháng 04 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn chung tay cùng Chính phủ và toàn xã hội nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực, hiệu quả.
Azzao
Hưởng ứng  lời kêu gọi của Thủ tướng, về nỗ lực giảm thiểu túi ninlon, Tập đoàn điện tử Asanzo đã tiên phong thay thế toàn bộ bao bì bọc trong các sản phẩm từ nilon sang giấy tái chế thân thiện với môi trường

Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp chủ động thực hiện các giải pháp, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm dần việc sản xuất và sử dụng túi nilon khó phân hủy, góp phần xây dựng môi trường sống trong lành, phát triển bền vững.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng, về nỗ lực giảm thiểu túi ninlon, Tập đoàn điện tử Asanzo đã tiên phong thay thế toàn bộ bao bì bọc trong các sản phẩm từ nilon sang giấy tái chế thân thiện với môi trường. Các sản phẩm dùng trong giấy gói mới sẽ được tung ra thị trường ngay trong giữa tháng 04/2019. Đây cũng là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững và bảo vệ môi trường mà chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam đã đề ra.

Ông Vũ Minh Lý - Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Asanzo là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành hàng tiêu dùng cam kết với Bộ trong việc thay thế nilon nhựa dùng trong việc bao gói các sản phẩm bằng vật liệu thân thiện hơn. Việc này sẽ có hiệu quả rất tốt với các sản phẩm Asanzo bởi giấy tái chế có tính hút ẩm tốt so với nilon.”

Ông Vũ Minh Lý cũng cho rằng nếu các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng như Asanzo cùng tham gia hưởng ứng bằng những giải pháp cụ thể và hiệu quả sẽ mang đến kết quả khả quan cho việc giảm thiểu rác thải nhựa ở Việt Nam. Điều này tác động tốt với môi trường bởi nilon các doanh nghiệp đưa ra thị trường mỗi ngày là số lượng lớn. Phải mất hàng nghìn năm thì túi nilon mới phân hủy được trong khi giấy tái chế và nilon làm từ nguyên liệu sinh học chỉ 60 ngày đã có thể phân hủy hoàn toàn và không ảnh hưởng đến môi trường vì bản chất làm từ thực vật.

"Chúng tôi mong muốn Asanzo là doanh nghiệp tiên phong trong chống rác thải nhựa, từ đó truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác cùng tham gia chiến dịch cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cho người dân cả nước" - ông Vũ Minh Lý nhấn mạnh.

Kể từ ngày thành lập vào năm 2013 đến nay, các sản phẩm của Asanzo từ Tivi, điện thoại, hàng gia dụng, điện lạnh đều bao bọc bằng túi nilon. Theo ước tính, mỗi sản phẩm có ít nhất bốn túi nilon kèm theo để bọc sản phẩm, bộ điều khiển, dây điện, đế chân... Mỗi tháng, công ty chi gần 100 triệu đồng cho khoảng gần một tấn bao bì cho khoảng 300.000 sản phẩm xuất ra thị trường.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam cho biết trong những lần đến vùng biển quê nhà Quảng Ninh, ông rất trăn trở khi nhìn thấy quá nhiều rác thải nhựa và túi nilon. “Những lúc như vậy tôi lại cảm thấy áy náy vì khi đó tất cả sản phẩm của Asanzo đều bọc trong túi nilon bán ra thị trường. Người mua sản phẩm lại vứt ra môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và thế hệ tương lai.” Vì thế ông Tam đã lên kế hoạch để thay thế việc đóng gói bao bì sản phẩm bằng giấy tái chế an toàn và thân thiện hơn.

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam
Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam cùng công nhân bên sản phẩm bao bì thân thiện môi trường


Người đứng đầu tập đoàn điện tử top 3 thị trường chia sẻ: “Khi thay đổi sang dùng giấy tái chế, chi phí bao bì tăng lên 30% nhưng bù lại có thể góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác hại của túi nilon khi thải ra tự nhiên. Giấy tái chế hút được ẩm, tiện dụng, phân hủy nhanh, vậy tại sao lại không làm?"

Ngoài chuyển đổi bao bì từ nilon sang giấy tái chế, sắp tới Asanzo sẽ tìm giải pháp dừng việc sử dụng nguyên liệu bằng nhựa trong các sản phẩm và thay thế bằng nhôm, thép hoặc lựa chọn các loại vật liệu khác thân thiện hơn. Chủ tịch Phạm Văn Tam cũng đang cùng các cộng sự lập kế hoạch xây dựng nhà máy phân hủy rác thải thông minh trong tương lai để bảo vệ cuộc sống của thế hệ sau.

Ra đời đầu năm 2014, Asanzo là nhà sản xuất điện tử thuần Việt nổi tiếng với các sản phẩm Tivi, điện lạnh, điện gia dụng công nghệ Nhật Bản giá tốt, độ bền cao, ngày càng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và tin dùng. Sau 5 năm hình thành và phát triển, từ một nhà sản xuất Tivi quy mô nhỏ, Asanzo đã vươn mình trở thành một tập đoàn điện tử hàng đầu thị trường với 7 nhà máy, hơn 2000 cán bộ công nhân viên, 15000 điểm bán hàng và 1000 trạm bảo hành trên toàn quốc. Năm 2018, tập đoàn bán ra hơn 4 triệu sản phẩm, doanh thu ước đoạt 6250 tỷ đồng. Ngoài sản phẩm chủ lực là Tivi với thị phần xếp thứ 3 cả nước, Asanzo còn có hơn 70 dòng sản phẩm điện tử gia dụng, điện lạnh, smartphone được thị trường đón nhận tích cực.

Trong năm 2019, Asanzo hướng tới việc giữ vững “phong độ” phát triển cả về quy mô, doanh thu lẫn số lượng sản phẩm. Cụ thể, tập đoàn điện tử Việt đặt mục tiêu doanh thu năm 2019 đạt 10000 tỷ đồng; tiếp tục ra mắt các dòng sản phẩm mới như Smartphone, SmartTV, tủ lạnh, máy lạnh tiết kiệm điện, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và thế giới. Cũng trong năm nay, Asazno sẽ khánh thành nhà máy thứ 7 tại khu công nghệ cao Quận 9, TP.HCM với mức đầu tư 1000 tỷ đồng. Ngoài hệ thống nhà xưởng mới và hiện đại hơn, tại đây cũng sẽ có trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của Asanzo. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa, hàm lượng chất xám trong các sản phẩm của tập đoàn. Từ đó giúp nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của thương hiệu Asanzo nói riêng cũng như ngành điện tử Việt nói chung.