Quảng Ngãi: Rác thải ngập ngụa vịnh Dung Quất

Tin tức - Ngày đăng : 06:18, 05/10/2018

(TN&MT) – Rác thải các loại đang bủa vây dọc bờ vịnh Dung Quất của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chủ yếu là rác nhựa nilong.  
Bài, ảnh: Ngọc Khánh


Ghi nhận của phóng viên Báo TN&MT sáng ngày 4/10 tại Vịnh Dung Quất. Khoảng gần 1km bờ quanh vịnh và mặt nước gần bờ, các loại rác thải từ chai nhựa, rong rêu, dây thừng, dây nhựa, đặc biệt là túi nilong… nằm ngập ngụa bờ vịnh gây hình ảnh hết sức phản cảm và ô nhiễm môi trường.
 

Bài, ảnh: Ngọc Khánh


Đoạn bờ vịnh phía trước trụ sở làm việc của Cảng vụ Quảng Ngãi, có chỗ rác thải chất dày thành từng mảng lớn nằm chìm sâu xuống lớp bùn phía dưới. Trao đổi với phóng viên Báo TN&MT, ông Lê Văn Lương, Giám Đốc Cảng vụ Quảng Ngãi cho rằng: Ngoài lượng rác thải ra từ ngư dân neo đậu tàu thuyền, đánh bắt trên vịnh, rác thải từ sinh hoạt của người dân, thì vịnh Dung Quất còn bị ảnh hưởng bởi lượng lớn rác thải từ các nơi khác dạt về.  

Bài, ảnh: Ngọc Khánh


Tại bờ vịnh còn có 2 chiếc sà lan không tự hành đã bị han gỉ của Công ty Hào Hưng được kéo về nằm đắm ở đây đã mấy tháng nay.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh


Dưới đây là những hình ảnh rác bủa vây Vịnh Dung Quất mà phóng viên Báo TN&MT ghi lại ngày 4/10:

Bài, ảnh: Ngọc Khánh
Bài, ảnh: Ngọc Khánh
Bài, ảnh: Ngọc Khánh
Bài, ảnh: Ngọc Khánh
Bài, ảnh: Ngọc Khánh



Liên quan đến vấn đề rác thải nhựa đại dương, Việt Nam đã khẳng định cam kết chung tay cùng cộng đồng quốc tế trong việc quản lý rác thải nhựa, giảm thiểu và tiến đến loại bỏ việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, đã nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 6 của Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF 6) diễn ra trong tháng 6 vừa qua tại Đà Nẵng. Và Việt Nam muốn trở thành quốc gia đi đầu trong việc hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và giải quyết các vấn đề về rác thải nhựa đại dương.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tại một số vịnh, bờ biển của một số tỉnh Miền Trung, tình trạng rác thải bờ biển, đặc biệt là rác thải nhựa vẫn đang là vấn đề nan giải chưa thể xử lý dứt điểm.