Hà Nội: Tình trạng ngập úng có được cải thiện?

Tài nguyên - Ngày đăng : 00:00, 17/06/2014

(TN&MT) - Hình ảnh quen thuộc sau mỗi trận mưa ở Hà Nội là người, phương tiện giao thông cùng “bơi” trên đường phố.
(TN&MT) - Hình ảnh quen thuộc sau mỗi trận mưa ở Hà Nội  là người, phương tiện giao thông cùng “bơi” trên đường phố. Năm nay, theo khẳng định của lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, tình trạng ngập úng sẽ được cải thiện đáng kể.
   
Gim ch này, phình ch khác
   
  Ông Nguyễn Lê, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, với việc hoàn thành đầu tư một số hạng mục cống thoát nước ở Hà Nội, năm 2014 sẽ giảm được một số điểm úng ngập như Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn, Trương Định, Lĩnh Nam, Nguyễn Lương Bằng, Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, Hàng Chuối - Phạm Đình Hổ, Tôn Đản - Lê Lai… Các khu vực khác thời gian tiêu thoát cũng nhanh hơn.
   
  Về cơ bản, các trận mưa nhỏ hơn 50 mm trên địa bàn thành phố không có điểm úng ngập, chỉ tồn tại một số điểm ứ đọng nước do đường trũng hay tại một số khu vực ngõ xóm. Với những trận mưa lớn hơn 50 mm, sẽ xuất hiện 12 điểm úng ngập từ 1,5 đến 2 giờ. Nhìn chung tình hình tiêu thoát nước khu vực nội thành (lưu vực sông Tô Lịch) năm 2014 sẽ có sự cải thiện đáng kể.
   
  Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lại có nguy cơ phát sinh nhiều điểm úng ngập khác do quá trình đô thị hóa, hoặc do nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đang trong giai đoạn xây dựng dang dở như khu vực đường Phạm Văn Đồng, đường 70, lưu vực sông Nhuệ, khu vực Tây Hồ Tây, chân cầu Vĩnh Tuy, phố Vĩnh Hưng…
   
   
  Ông Nguyễn Lê cho biết thêm, trên địa bàn thành phố còn 12 điểm úng ngập như khu vực Quan Nhân - Vũ Trọng Phụng, cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ... Việc thoát nước rất khó, thời gian úng ngập sẽ dài. Đặc biệt đường Phạm Văn Đồng trước đây xây dựng hoàn toàn không có hệ thống thoát nước hai bên đường, khu vực Đội Cấn cũng là một điểm nóng hiện đã chuẩn bị xong dự án thoát nước cho khu vực này và đang chờ thành phố bố trí kinh phí.
   
  Ông Lê nói: "Việc có nhiều dự án đang được xây dựng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung của thành phố. Vì thế chúng tôi cũng sẽ phải chấp nhận một vài điểm úng ngập và thoát nước chậm vì không thể dừng các dự án như dự án tuyến đường sắt trên cao trước cửa trường Đảng Lê Hồng Phong đang thi công xây dựng nhà 1 ga, chiếm 1/3 lòng sông Tô Lịch. Vì mục tiêu chung, chúng tôi Sở Xây dựng đồng ý chấp nhận thu hẹp lòng sông để đảm bảo mục tiêu của dự án đường sắt trên cao”.
   
  Như vậy có nghĩa, nếu có mưa cường độ lớn, Hà Nội vẫn không thể tránh khỏi ngập úng, thậm chí là ngập trên diện rộng.
   
Làm thế nào đ hn chế úng ngp?
   
  Có rất nhiều nguyên nhân khiến Hà Nội phải chung sống với ngập úng mỗi khi mưa xuống, trong đó nguyên nhân chính là do hệ thống thoát nước khu vực các quận trung tâm Hà Nội bị quá tải trầm trọng, trong khi hệ thống thoát nước tự nhiên như hồ, ao... ngày càng thu hẹp. Tại nhiều địa bàn mới, việc quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước lại thiếu đồng bộ, thậm chí bị "lãng quên" do nhà đầu tư tiết kiệm chi phí. Điều này cho thấy, lỗi phần lớn thuộc về cơ quan quản lý.
   
  Khi những bất cập trong công tác quản lý chưa được khắc phục thì tình trạng úng ngập ở nội đô Hà Nội vẫn còn tiếp diễn. Và những thiệt hại về kinh tế, xã hội cũng như môi trường do úng ngập gây ra hằng năm chắc chắn không nhỏ.
   
  Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem tình trạng úng ngập như một “kẻ thù” của phát triển đô thị để có quyết tâm ứng phó lâu dài với vấn nạn này chứ không chỉ loanh quanh với những biện pháp tình thế tức thời khi mưa xuống.
   
  Trước mắt, để hạn chế điểm úng ngập cục bộ và tiêu thoát nước nhanh sau mưa, ông Nguyễn Lê cho biết, từ tháng 4, Công ty thoát nước của Hà Nội bắt đầu vận hành theo quy trình trực mùa mưa tại các nguồn tiêu như đập Thanh Liệt (ra sông Nhuệ), cụm công trình đầu mối Yên Sở và các trạm bơm cục bộ, cũng như các hồ điều hòa nội thành. Trước mưa, mực nước hồ điều hòa, kênh mương tiêu sẽ được rút xuống thấp nhất để tiếp nhận nước về khi có mưa lớn.
   
  Năm nay, công ty lắp đặt trạm bơm chìm tự động tại ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Tông Đản - Lê Lai. Giải pháp này đã phát huy hiệu quả trong mùa mưa 2013 tại trọng điểm Nguyễn Khuyến, với thời gian ngập rút từ 2,5 giờ xuống 30 - 45 phút. Ngoài ra, công ty sẽ triển khai xe bơm di động, trạm bơm di động công suất 1.800m3/giờ tại các điểm ngập cục bộ.
   
Phm Thu Hà