Ngành công nghiệp da, lông thú: Thời trang hay tội ác?

Tài nguyên - Ngày đăng : 00:00, 01/08/2013

(TN&MT) - Mỗi năm hàng triệu động vật bị giết hại để lấy da và lông phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người.
(TN&MT) - Mỗi năm hàng triệu động vật bị giết hại để lấy da và lông phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người. Một sự thật bẽ bàng, xót xa đằng sau những trang phục lông, da thú hào nhoáng là tiếng “kêu cứu” của nhiều loài động vật hoang dã!
   
“Đng cp” hay tt lùi nhn thc?
   
  Không thể phủ nhận ngành thời trang, may mặc ngày một phát triển đem tới cho nhân loại nhiều ích lợi, niềm vui, cảm hứng sáng tạo… Tuy nhiên, không có gì là hoàn mỹ, nó cũng gây ra hàng loạt những mối nguy hại cho tự nhiên.
   
  Hàng năm, theo thống kê của các tổ chức Phi Chính phủ về bảo tồn môi trường, có hàng triệu động vật hoang dã bị giết hại để nhằm cung cấp da, lông, sừng cho ngành công nghiệp thời trang. Cái chết thương tâm của chúng có thể chỉ bị đánh đổi để tạo nên những món đồ phù phiếm, kiêu sa có thể sẽ nằm lãng quên hàng thập kỷ trong tủ quần áo bệ vệ của những quý bà sành mốt chỉ sau một vài lần sử dụng.
   
  Đơn cử như loài sơn dương, trên khắp thế giới chỉ còn khoảng 75.000 - 100.000 con ỏ Tây Tạng. Nó được xếp loại đang bị đe dọa tuyệt chủng. Bộ da của sơn dương được bán trên thị trường chợ đen để làm áo lông thú quý giá. Theo WWF, phải cần đến bốn con sơn dương mới may được một cái áo choàng, giá bán từ 700 - 3.500 euro.
   
  Giới thượng lưu cho rằng, lông và da động vật được coi là một trong những nguyên vật liệu quyền uy nhất của ngành công nghiệp thời trang. Không những có giá trị cao mà nó còn đem tới vẻ sang trọng, vương giả cho người mặc. Ít có nhà thiết kế có thể nỡ lòng bỏ qua “miếng bánh ngon” này để chinh phục, móc túi các quý bà, quý ông thượng lưu lắm tiền nhiều của, những người sẵn sàng chi bộn tới hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn USD cho những trang phục lông, da thú xa xỉ.
   
  Theo ước tính, chi phí và năng lượng để sản xuất một chiếc áo lông thú thường tốn kém hơn. Quá trình làm khô và phơi nắng tiêu thụ một lượng năng lượng đáng kể và thải ra nhiều chất hóa học vào môi trường. Trong một thập kỷ qua lợi nhuận thu về được từ ngành công nghiệp này là khoảng 11 tỷ USD mỗi năm.
   
  Hội nhân đạo bảo vệ động vật PETA khẳng định: “Mặc trang phục làm từ lông hay sử dụng đồ da là bạn đang vô tình tắm máu của biết bao con thú vô tội và gián tiếp hủy hoại trái đất”. Ý kiến này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của người dân tại các nước phương Tây khiến họ phải đối mặt với con số hơn 50 triệu động vật bị giết chỉ để phục vụ ngành công nghiệp thời trang.
   
Cn thay đi tư duy khi s dng thi trang t da, lông... ca đng vt hoang dã
    
   
Buôn lu… tiếp tay
  Từ lâu động thực vật hoang dã đã bị xem như là hàng hóa trao đổi trên thế giới. Việc săn bắt, buôn bán nhằm vào lợi ích kinh tế đã dần hình thành thị trường có phạm vi rộng lớn từ quốc gia đến khu vực và lan ra khắp thế giới. Lợi nhuận từ việc buôn bán này không hề thất chút nào. Chỉ vì nhu cầu cá nhân, ham thích đồ hoang dã, vật lạ, lại vì cái tư tưởng đã mọc thành rễ ăn sâu vào suy nghĩ của những đại gia như thuốc bổ cho sức khoẻ, làm đồ nội thất đẹp...
   
  Ngay tại Việt Nam – được biết đến là một nơi mà thiên nhiên bị tàn phá nhiều nhất và có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng nhất. Trong đó, hơn 400 loài động vật trong sách đỏ nằm trong nguy cơ bị đe dọa diệt chủng; 7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe dọa nhất thế giới. Nước ta lại được xếp vào nhóm 15 quốc gia hàng đầu thế giới về suy giảm số loài thú, nhóm 20 nước hàng đầu về suy giảm số loài chim, nhóm 30 nước hàng đầu về suy giảm số loài thực vật và lưỡng cư. Đáng chú ý là số loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về mức độ đe dọa - cảnh báo này đã dược Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra.
   
  Thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cho thấy, các loài ĐVHD bị buôn bán bất hợp pháp gồm đủ các loại, từ rắn, kỳ đà, rùa, hổ, báo, gấu, sơn dương... Trong đó, thú rừng chiếm khoảng 20%, rắn 45%, rùa 30%, chim 3%, còn lại là các loài thú khác. Tuy nhiên, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm khoảng 10% tổng số vụ buôn bán trong thực tế. Hàng năm, có khoảng 4.000 đến 4.500 tấn động vật hoang dã buôn bán vận chuyển bất hợp pháp từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nhiều người trở nên giàu có từ việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp qua cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Cầu Treo (Hà Tĩnh)...
   
   
Cn thay đi tư duy
  Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các Chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau.  
  Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của mỗi con người. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó - Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.
Phương Anh