Diễn đàn Nhà báo với môi trường và biển đảo sẽ được tổ chức thường niên

Thời sự - Ngày đăng : 00:00, 22/06/2017

(TN&MT) - Cứ 2 tuần một lần, cơ quan chức năng lại lấy mẫu nước quan trắc tại rất nhiều điểm tại vùng biển miền Trung. "Biển miền Trung an toàn tuyệt đối!"
(TN&MT) - Sáng 22/6, Báo Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Tổng cục Môi trường và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức "Diễn đàn Nhà báo với môi trường và biển đảo".
 
Tại Diễn đàn, các nhà báo đã đặt nhiều câu hỏi với cơ quan chức năng về an toàn nước biển miền Trung sau sự cố Formosa. 
 
Trả lời báo chí, ông Hoàng Văn Thức (Phó Tổng cục trưởng Môi trường) cho biết, lâu nay, các Viện, Trung tâm quan trắc đã quan trắc rất thường xuyên đối với môi trường biển miền Trung. Từ tháng 11/2016, Bộ trường Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà đã khẳng định trước Chính phủ rằng biển miền Trung an toàn.
 
Ông Thức cho biết, hiện nay, cứ 2 tuần, cơ quan chức năng lại lấy mẫu nước quan trắc tại rất nhiều điểm tại vùng biển miền Trung. Các mẫu nước được lấy từ mặt, đáy và trầm tích.
 
Theo đó, ông Hoàng Văn Thức khẳng định: “Biển miền Trung an toàn tuyệt đối!”
 
Ông Hoàng Văn Thành (TBT báo Tài nguyên & Môi trường) chủ trì diễn đàn
Tổng biên tập Báo Tài nguyên & Môi trường Hoàng Văn Thành chủ trì diễn đàn
Cũng tại Diễn đàn, ông Hoàng Văn Thức đánh giá, thời gian qua báo chí góp phần rất lớn vào việc nâng cao nhận thức của người dân về môi trường .
 
Đầu năm 2017, Nghị đinh xử phạt về môi trượng có tính răn đe rất mạnh đã chính thức có hiệu lực. Bộ luật hình sự dành hẳn một chương nói về tội phạm môi trường rất mới có tình định lượng với nhiều hành vi gây hại môi trường.
 
Chủ doanh nghiệp xả thải vượt ngưỡng có thể bị phạt tù. Theo thống kê, trong 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì 70% có lượng nước thải ra trên 100m3/ngày. Theo đó, nếu doanh nghiệp không hiểu biết về quy định này, rất dễ vướng vòng lao lý.
 
Tới đây, Bộ TN&MT có đề án giám sát để phòng ngừa nguy cơ gây hại môi trường. Đề án sẽ được triển khai đến các tỉnh, giao cho các cơ quan chức năng kiểm tra theo các tiêu chí để đánh giá trước nguy cơ xả thải của các doanh nghiệp.
 
Tổng cục Môi trường nhắc lại vấn đề an toàn biển miền Trung
ông Hoàng Văn Thức khẳng định: “Biển miền Trung an toàn tuyệt đối!”
Vừa qua, cơ quan của Bộ đã vào kiểm tra lại Formosa vẫn thấy còn tồn tại một số hạn chế về xử lý chất thải. Cơ quan chức năng đã yêu cầu xây dựng thêm một số hệ thống xử lý chất thải.
 
Cũng theo ông Thức, việc xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay là vấn đề đáng quan tâm. Theo thống kê, mỗi ngày có 7 triệu m3 nước thải sinh hoạt được thải ra nhưng chỉ xử lý được 16%. Trong đó Đà Nẵng xử lý được 80%, Hà Nội xử lý 20%, TP.HCM 25%.
 
Theo tính toán, hiện nay để xử lý 1.000m3 nước thải cần 1 triệu USD. Như vậy, xử lý 7 triệu m3 nước thải cần 7 tỷ đồng. Nguồn đầu tư vô cùng lớn. Vì vậy, hiện nhà nước vẫn kêu gọi xã hội hóa đầu tư xử lý nước thải, nâng cao khoa học công nghệ để giảm chi phí.
 
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Vũ Sỹ Tuấn – Phó Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẳng đinh: Biển đảo không chỉ có giá trị về tài nguyên, là nơi sinh sống, có ý nghĩa rất lớn về an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, với tinh thần làm giàu từ biển, mạnh lên từ biển, Bộ TN&MT đã chỉ đạo các cơ quan quản lý xây dựng và trình ban hành Luật Tài nguyên Môi trường biển và hải đảo, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
 
 
ông Hoàng Văn Thức khẳng định: “Biển miền Trung an toàn tuyệt đối!”
Ông Vũ Sĩ Tuấn – Phó Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam khẳng đinh: Biển đảo không chỉ có giá trị về tài nguyên, là nơi sinh sống, có ý nghĩa rất lớn về an ninh quốc phòng
Năm 2015, Thủ tướng đã ký công nhận 16 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 9 khu bảo tồn đã hoạt động. Nhưng nhìn nhận chung chúng ta đều thấy, biển đang bị băm nhỏ, xung đột lợi ích  giữa các ban ngành dẫn đến việc bảo tồn TNMT cũng trở nên khó khăn hơn. Việc áp dụng phương pháp tổng hợp trong phát triển kinh tế cũng đang được chú trọng để phát triển đi đôi với bảo vệ TNMT. Chúng ta sẽ khắc phục và chú trọng dần.
 
Góp ý tại Diễn đàn, Nhà báo Văn Hào (TTX Việt Nam) cho rằng, ô nhiễm môi trường từ đồng bằng đến biển đảo đã đến ngưỡng. Mỗi ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng có đến hàng trăm tin bài đề cập đến chủ đề môi trường. Nhưng theo Nhà báo Văn Hào, các bài báo chỉ "bơi " trên mặt sự kiện, ít khi các nhà báo được "ngụp lặn" để thấu tỏ nguyên nhân sự việc diễn ra.
 
Nhà báo Văn Hào cho rằng cần có sự thông tỏ giữa báo chí và cơ quan quản lý nhà nước. Các bên cần hiểu nhau, tin tưởng lẫn nhau đồng hành vì mục đích chung bảo vệ môi trường bền vững. Hội viên CLB nhà báo môi trường cần được các cơ quan chức năng cung cấp thông tin chính thống về mọi khía cạnh môi trường. Cụ thể là thực trạng, địa chỉ, nguyên nhân, biện pháp xử lý đối với cá nhân đơn vị tập thể đã đang gây tổn hại về môi trường, cung cấp địa chỉ thông tin các cá nhân tập thể đơn vị điển hình có những biện pháp khả thi khắc phục bảo vệ bền vững môi trường trong hiện tại và tương lai.
 
“Những người làm báo đều thấu hiểu môi trường luôn là chủ đề cực nóng. Nếu cơ quan chức năng không cung cấp thông tin cập nhật thì báo chí sẽ dễ loạn thông tin.”  - Nhà báo Văn Hào nói.
 
Nhà báo Nguyễn Huyền chia sẻ rằng: ở đâu cuộc sống con người phát mạnh thì ở đó sự tàn phá về môi trường rất lớn. Sự gìn giữ về môi trường nhận được sự quan tâm lớn chỉ có ở các nước phát triển. Nhà báo này cho biết, ông đã nhiều lần về với đảo Phú Quốc, ở đó cũng đang có rất nhiều doanh nghiệp xây dựng, tàn phá môi trường vậy. Theo nhà báo, Tổng cục biển đảo Việt Nam cần có những chính sách giải pháp để thu hút du khách quốc tế đến nhiều hơn. Tổng cục nên có cơ chế xây dựng rõ ràng để gìn giữ thiên nhiên ở đây. “Chúng ta phát triển nên chú trọng tới sự phát triển bền vững, phát triển đi đôi với bảo vệ thiên nhiên.” –  Nhà báo Văn Hào nói.
 
Nhà báo Lê Đình Cúc nhận định: Lịch sử khai thác biển đảo của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhưng Tổng cục biển và hải đảo lại quá trẻ. Ông nêu lên quan điểm cần có một sự nâng cấp cao hơn đối với Tổng cục biển đảo như  việc đề xuât thành Bộ để có sự quản lý và bảo vệ được tôt hơn. 
 
Kết luận tại diễn đàn, ông Hoàng Văn Thành (TBT báo Tài nguyên & Môi trường) khẳng định, các nhà báo đang làm tốt vai trò thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường và biển đảo. Thời gian tới, báo chí sẽ luôn đồng hành cùng cơ quan chức năng để đưa thông tin cập nhật hơn nữa để nâng cao nhận thức doanh nghiệp, người dân.
 
"Diễn đàn Nhà báo với môi trường và biển đảo sẽ được tổ chức thường niên, là nơi các nhà báo cùng cơ quan nhà nước chia sẻ giải pháp bảo vệ môi trường. Diễn đàn cũng sẽ là CLB đi đầu trong việc truyền thông về ý thức pháp luật bảo vệ phát triển môi trường, biển đảo." - Tổng biên tập Báo Tài nguyên & Môi trường nhấn mạnh.
 
Ngọc Vân - Gia Đạt - Trường Sang