Phát triển đối tác khu bảo tồn Châu Á

10/10/2016 00:00

(TN&MT) – Hiệp hội các khu bảo tồn khu vực châu Á (APAP) đã có những bước tiến triển đáng kể với việc thông qua hiến pháp và logo nhận diện thương hiệu.

Hiến pháp được thông qua tại cuộc họp Ban chỉ đạo APAP khu vực (RSC)  đặt ra một tầm nhìn mới với bộ chương trình, lĩnh vực ưu tiên cho các đối tác khu bảo tồn. Trong đó, chia sẻ tri thức; các hoạt động xây dựng năng lực; dự án xuyên biên giới, nâng cao nhận thức và vận động nằm trong số những hoạt động sẽ được tổ chức bởi APAP.

Tiến sĩ Scott Perkin, Trưởng Nhóm Tài nguyên các Văn phòng khu vực châu Á của IUCN cho biết, đây là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của APAP. Hiến pháp này sẽ xác định rõ mục tiêu, cơ chế quản trị và tiêu chí thành viên của APAP. Đồng thời, hướng dẫn các hoạt động trong tương lai và sự phát triển của APAP như một mạng lưới hàng đầu để thúc đẩy hợp tác khu vực, thực hành tốt nhất các hoạt động cũng như đưa ra giải pháp sáng tạo cho các khu vực bảo tồn của châu Á.

Ông Masahiko Horie (trái), Đại sứ các vấn đề môi trường toàn cầu, Bộ Ngoại giao Nhật Bản với giấy chứng nhận thành viên APAP tại Đại hội Bảo tồn Thế giới năm 2016, Hawaii. Ảnh: IUCN
Ông Masahiko Horie (trái), Đại sứ các vấn đề môi trường toàn cầu, Bộ Ngoại giao Nhật Bản với giấy chứng nhận thành viên APAP tại Đại hội Bảo tồn Thế giới năm 2016, Hawaii. Ảnh: IUCN

Về mặt nhận diện thương hiệu, 4 logo của Hiệp hội các khu bảo tồn châu Á đã hoàn thành bao gồm thiết kế, thông tin phản hồi từ các thành viên, chỉnh sửa, bình chọn và đăng xuất. Thông qua một hệ thống bình chọn trực tuyến, các thành viên bình chọn cho biểu tượng mà họ yêu thích trong số 4 mẫu thiết kế.

Theo ông Masahiko Horie, Đại sứ các vấn đề môi trường toàn cầu, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, các logo tượng trưng mạnh mẽ cho bản chất của các đối tác một cách trực quan, hấp dẫn. Nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản sắc và hình ảnh của APAP.

Logo mới của Hiệp hội các khu bảo tồn châu Á
Logo mới của Hiệp hội các khu bảo tồn châu Á

Đặc biệt, số thành viên APAP đã tăng gần gấp đôi lên 13 thành viên vào tháng 10/2016 khẳng định sự phát triển quan trọng của APAP. Trong đó, hai thành viên mới nhất là Bộ Môi trường, rừng và biến đổi khí hậu ở Ấn Độ; Cục Lâm nghiệp Sri Lanka. Ấn Độ với vai trò lãnh đạo toàn cầu về bảo tồn hổ; trong khi Cục Lâm nghiệp SriLanka là một trong những cơ quan lâu đời nhất trên thế giới đã mang lại nhiều kinh nghiệm về khu vực bảo tồn. Như vậy, gần như mọi quốc gia ở Nam Á hiện đang đại diện trong quan hệ đối tác. APAP sẽ tìm kiếm đối tác để tiếp tục tăng trưởng và khuyến khích nhiều quốc gia châu Á tham gia.

Sắp tới, APAP đang hoàn tất kế hoạch tổ chức hội thảo về quản lý truy cập và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại diễn ra tại Công viên Quốc gia núi Phú Sĩ (Nhật Bản). Đây đang là hai vấn đề lo ngại hàng đầu của các nhà quản lý khu bảo tồn trên khắp châu Á. Hội thảo sẽ tạo ra một diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong khu vực cũng như phương pháp tiếp cận của Nhật Bản.

Hiệp hội các khu bảo tồn châu Á là nền tảng quan trọng giúp các Chính phủ, các bên liên quan phối hợp để quản lý hiệu quả hơn những vùng được bảo vệ trong khu vực. Sự hợp tác này được khởi xướng vào năm 2013 tại khu vực châu Á lần đầu tiên tại Công viên Nhật Bản; thích thức ra mắt vào năm sau tại Đại hội Thế giới IUCN ở Úc; được chủ trì bởi IUCN, Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên và đồng chủ trì bởi một tổ chức thành viên APAP trên cơ sở luân phiên, bắt đầu với Bộ Môi trường Nhật Bản.

Tuyết Chinh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển đối tác khu bảo tồn Châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO