(TN&MT) - Nói rằng đã tích cực kiểm soát bảo vệ rừng nhưng kiểm lâm Văn Chấn (Yên Bái) vẫn để xảy ra các vụ khai thác gỗ trái phép. Đến khi phát hiện xử lý thì lâm tặc đã khai thác xong và đang vận chuyển ra ngoài.
Báo Tài nguyên & Môi trường vừa có cuộc làm việc với lực lượng kiểm lâm và chính quyền tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) xung quanh thông tin về tình trạng chặt phá rừng ở Văn Chấn Yên Bái.
Trước đó, báo chí phản ánh về nạn khai thác gỗ trái phép ở rừng đầu nguồn trên địa bàn xã Cát Thịnh (Văn Chấn). Theo hình ảnh được ghi lại, những nhóm người tụ tập trong rừng khai thác gỗ pơ mu. Sau đo nhiều khối gỗ pơ mu được vận chuyển trên xe máy nối nhau đi giữa ban ngày đưa về chỗ tập kết.
Cũng theo phản ánh, nạn chặt phá rừng diễn ra ngang nhiên đã từ lâu, kéo dài nhưng vẫn không vấp phải sự ngăn chặn. Trong rừng, nhiều cây gỗ to bị cưa trơ gốc trước sự tiếc nuối của người dân bản địa.
Tuy nhiên, trong các văn bản báo cáo của Hạt Kiểm lâm Văn Chấn và UBND xã Cát Thịnh cũng như trả lời PV, các cơ quan này vẫn khẳng định, công tác bảo vệ rừng ở đây... tốt.
Khi chúng tôi liên hệ, ông Vũ Đình Trường (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn) đi vắng. Trao đổi qua điện thoại, ông Trường cho rằng, những hình ảnh được ghi nhận chỉ là gỗ mà người dân tận thu. Kiểm lâm huyện đã kịp thời ngăn chặn xử lý.
Hạt trưởng kiểm lâm Văn Chấn khẳng định rằng, chỉ có "tận thu" chứ không có "khai thác". Nghĩa là người dân vào rừng tận dụng, xẻ lại phần gốc cây trước đây đã được khai thác để lấy gỗ về.
Kiểm lâm Văn Chấn xác nhận thông tin, hình ảnh về khai thác gỗ pơ mu vừa qua là đúng. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Quỳnh (Phó Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Văn Chấn), các hình ảnh đó đó chính là vụ việc mà tổ công tác đã xử lý vào tháng 3/2018. Theo đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ hơn 9m3 gỗ tại đây.
PV đặt câu hỏi, nạn khai thác trái phép không chỉ diễn ra 1 lần mà theo phản ánh đã diễn ra thời gian dài. Đại diện kiểm lâm Văn Chấn giải thích rằng: Ở đây, diện tích rừng tự nhiên lớn, "đi bộ hàng chục km đường rừng núi đá hiểm trở, kinh phí tổ chức kiểm tra hạn chế..." Đời sống người dân ở đây còn khó khăn, phong tục tập quán còn lệ thuộc vào rừng. Hiện tượng lén lút khai thác trộm gỗ còn xảy ra.
Theo báo cáo của kiểm lâm, đầu năm đến nay đã ngăn chặn xử lý một số vụ khai thác gỗ. Riêng vụ việc mà được người dân ghi lại hình ảnh, lực lượng chức năng đã bắt giữ 1 xe máy (thực tế có nhiều xe máy chở gỗ), thu giữ số gỗ nói trên, kiểm tra toàn diện, thu hồi hơn 1m3 gỗ pơ mu nằm rải rác trong rừng.
Sau vụ việc, Hạt Kiểm lâm đã họp HĐ kỷ luật kiểm điểm trách nhiệm liên quan của tập thể và cá nhân cán bộ kiểm lâm phụ trách xã Cát Thinh. Ngoài ra, kiểm lâm còn phát hiện 1 gia đình sinh sống nhiều đời ở bản đang khai thác gỗ để làm nhà. Bị ngăn cản, người trong gia đình đã phản đối, gây sự. Do yếu tố tập quán phong tục địa phương, tổ công tác gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý với gia đình này.
Mặc dù tuyên bố bảo vệ rừng tốt, nhưng kiểm lâm Văn Chấn cũng thừa nhận việc đã để xảy ra vụ khai thác trái phép hơn 26m3 gỗ pơ mu vào hồi đầu năm nay. Khi được phát hiện thì vụ khai thác đã diễn ra. Lực lượng kiểm lâm đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ cho Công an huyện Văn Chấn thụ lý điều tra.
Hạt Kiểm lâm Văn Chấn cũng giải thích thêm: Xã vùng cao Cát Thịnh của Văn Chấn có 10 nghìn ha rừng. Toàn xã có 26 thôn bản, đời sống khó khăn và nhạy cảm, nhất là 7 thông người H'Mông sống gần rừng theo đạo Thiên Chúa. Trình độ dân trí không đồng đều, giao thông hạn chế gây nhiều trở ngại cho công tác bảo vệ rừng.
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Tiến (Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh) cho biết, xã đã phân công cho Phó Chủ tịch phụ trách công tác bảo vệ rừng. Theo đó, xã luôn tích cực phối hợp với lực lượng kiểm lâm để ngăn chặn phá rừng.
Nhưng khi PV hỏi, nếu là người dân tận thu thì những người đi xe máy chở gỗ được người dân ghi lại là ai, ông Tiến nói rằng không xác định được. Ông Tiến chỉ cho biết là huyện đã chỉ đạo xem xét kiểm điểm các cá nhân tập thể liên quan. Nhưng PV nhắc đến trách nhiệm người đứng đầu, ông chủ tịch xã im lặng.
PV báo Tài nguyên & Môi trường đã liên hệ với UBND huyện và Huyện ủy Văn Chấn. Tuy nhiên, tất cả lãnh đạo ở đây đều bận họp. Ông Phạm Nguyên Bình (Chánh Văn phòng) nói PV để lại thông tin và sẽ báo cáo lãnh đạo huyện trả lời. Còn việc kiểm điểm trách nhiệm của huyện trong việc này ra sao, ông Bình không đưa ra thông tin cụ thể.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới” mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện nghiêm việc chấm dứt khai thác chính và khai thác gỗ gia dụng rừng tự nhiên, khai thác tận thu, tận dụng; kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng, không để lợi dụng khai thác ngoài khu vực cho phép, ngăn ngừa triệt để lợi ích cục bộ. Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc phá rừng và công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát. Kiểm điểm, xử lý nghiêm chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, tổ chức ngăn ngừa hành vi phá rừng; kiên quyết loại thải phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan công quyền.
Báo Tài nguyên & Môi trường vừa có cuộc làm việc với lực lượng kiểm lâm và chính quyền tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) xung quanh thông tin về tình trạng chặt phá rừng ở Văn Chấn Yên Bái.
Trước đó, báo chí phản ánh về nạn khai thác gỗ trái phép ở rừng đầu nguồn trên địa bàn xã Cát Thịnh (Văn Chấn). Theo hình ảnh được ghi lại, những nhóm người tụ tập trong rừng khai thác gỗ pơ mu. Sau đo nhiều khối gỗ pơ mu được vận chuyển trên xe máy nối nhau đi giữa ban ngày đưa về chỗ tập kết.
Cũng theo phản ánh, nạn chặt phá rừng diễn ra ngang nhiên đã từ lâu, kéo dài nhưng vẫn không vấp phải sự ngăn chặn. Trong rừng, nhiều cây gỗ to bị cưa trơ gốc trước sự tiếc nuối của người dân bản địa.
Tuy nhiên, trong các văn bản báo cáo của Hạt Kiểm lâm Văn Chấn và UBND xã Cát Thịnh cũng như trả lời PV, các cơ quan này vẫn khẳng định, công tác bảo vệ rừng ở đây... tốt.
Khi chúng tôi liên hệ, ông Vũ Đình Trường (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn) đi vắng. Trao đổi qua điện thoại, ông Trường cho rằng, những hình ảnh được ghi nhận chỉ là gỗ mà người dân tận thu. Kiểm lâm huyện đã kịp thời ngăn chặn xử lý.
Hạt trưởng kiểm lâm Văn Chấn khẳng định rằng, chỉ có "tận thu" chứ không có "khai thác". Nghĩa là người dân vào rừng tận dụng, xẻ lại phần gốc cây trước đây đã được khai thác để lấy gỗ về.
Kiểm lâm Văn Chấn xác nhận thông tin, hình ảnh về khai thác gỗ pơ mu vừa qua là đúng. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Quỳnh (Phó Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Văn Chấn), các hình ảnh đó đó chính là vụ việc mà tổ công tác đã xử lý vào tháng 3/2018. Theo đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ hơn 9m3 gỗ tại đây.
PV đặt câu hỏi, nạn khai thác trái phép không chỉ diễn ra 1 lần mà theo phản ánh đã diễn ra thời gian dài. Đại diện kiểm lâm Văn Chấn giải thích rằng: Ở đây, diện tích rừng tự nhiên lớn, "đi bộ hàng chục km đường rừng núi đá hiểm trở, kinh phí tổ chức kiểm tra hạn chế..." Đời sống người dân ở đây còn khó khăn, phong tục tập quán còn lệ thuộc vào rừng. Hiện tượng lén lút khai thác trộm gỗ còn xảy ra.
Theo báo cáo của kiểm lâm, đầu năm đến nay đã ngăn chặn xử lý một số vụ khai thác gỗ. Riêng vụ việc mà được người dân ghi lại hình ảnh, lực lượng chức năng đã bắt giữ 1 xe máy (thực tế có nhiều xe máy chở gỗ), thu giữ số gỗ nói trên, kiểm tra toàn diện, thu hồi hơn 1m3 gỗ pơ mu nằm rải rác trong rừng.
Sau vụ việc, Hạt Kiểm lâm đã họp HĐ kỷ luật kiểm điểm trách nhiệm liên quan của tập thể và cá nhân cán bộ kiểm lâm phụ trách xã Cát Thinh. Ngoài ra, kiểm lâm còn phát hiện 1 gia đình sinh sống nhiều đời ở bản đang khai thác gỗ để làm nhà. Bị ngăn cản, người trong gia đình đã phản đối, gây sự. Do yếu tố tập quán phong tục địa phương, tổ công tác gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý với gia đình này.
Mặc dù tuyên bố bảo vệ rừng tốt, nhưng kiểm lâm Văn Chấn cũng thừa nhận việc đã để xảy ra vụ khai thác trái phép hơn 26m3 gỗ pơ mu vào hồi đầu năm nay. Khi được phát hiện thì vụ khai thác đã diễn ra. Lực lượng kiểm lâm đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ cho Công an huyện Văn Chấn thụ lý điều tra.
Hạt Kiểm lâm Văn Chấn cũng giải thích thêm: Xã vùng cao Cát Thịnh của Văn Chấn có 10 nghìn ha rừng. Toàn xã có 26 thôn bản, đời sống khó khăn và nhạy cảm, nhất là 7 thông người H'Mông sống gần rừng theo đạo Thiên Chúa. Trình độ dân trí không đồng đều, giao thông hạn chế gây nhiều trở ngại cho công tác bảo vệ rừng.
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Tiến (Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh) cho biết, xã đã phân công cho Phó Chủ tịch phụ trách công tác bảo vệ rừng. Theo đó, xã luôn tích cực phối hợp với lực lượng kiểm lâm để ngăn chặn phá rừng.
Nhưng khi PV hỏi, nếu là người dân tận thu thì những người đi xe máy chở gỗ được người dân ghi lại là ai, ông Tiến nói rằng không xác định được. Ông Tiến chỉ cho biết là huyện đã chỉ đạo xem xét kiểm điểm các cá nhân tập thể liên quan. Nhưng PV nhắc đến trách nhiệm người đứng đầu, ông chủ tịch xã im lặng.
PV báo Tài nguyên & Môi trường đã liên hệ với UBND huyện và Huyện ủy Văn Chấn. Tuy nhiên, tất cả lãnh đạo ở đây đều bận họp. Ông Phạm Nguyên Bình (Chánh Văn phòng) nói PV để lại thông tin và sẽ báo cáo lãnh đạo huyện trả lời. Còn việc kiểm điểm trách nhiệm của huyện trong việc này ra sao, ông Bình không đưa ra thông tin cụ thể.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới” mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện nghiêm việc chấm dứt khai thác chính và khai thác gỗ gia dụng rừng tự nhiên, khai thác tận thu, tận dụng; kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng, không để lợi dụng khai thác ngoài khu vực cho phép, ngăn ngừa triệt để lợi ích cục bộ. Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc phá rừng và công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát. Kiểm điểm, xử lý nghiêm chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, tổ chức ngăn ngừa hành vi phá rừng; kiên quyết loại thải phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan công quyền.