(TN&MT) - Sáng 4/4, tại Siem Reap, Campuchia đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 3, Phiên họp chung với các Đối tác Đối thoại, Đối tác Phát triển và các Đối tác khác Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế khóa 2018 Trần Hồng Hà đã có bài phát biểu nhấn mạnh về vai trò của các Đối tác của Ủy hội và cộng đồng khu vực trong sự phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Trần Hồng Hà cho biết: Nhìn lại chặng đường 23 năm thành lập và phát triển trên nền tảng của Hiệp định Mê Công 1995, Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã không ngừng phát triển và đạt được những thành quả quan trọng, trong đó có việc xây dựng các nguyên tắc cơ bản và tầm nhìn chiến lược về sử dụng công bằng và hợp lý nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mê Công, xác định những lĩnh vực hợp tác ưu tiên và quy định cụ thể về các hoạt động phát triển chung trong các lưu vực. Các thành quả đó đóng góp rất quan trọng trong nỗ lực chung của chúng ta đạt được mục tiêu phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công. Một trong những thành tựu nổi bật, bên cạnh Nghiên cứu chung của Ủy hội, là lần đầu tiên chúng ta đã đưa ra Tuyên bố chung về một Dự án thủy điện dòng chính - Thủy điện Pắc-Beng của Lào. Đây là kết quả những nỗ lực không mệt mỏi của các quốc gia thành viên trong thực hiện Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận, và sự hợp tác đóng góp của Chính phủ Lào. Tuyên bố chung đã mở đường cho các nỗ lực chung của Ủy hội trong việc mở rộng mạng quan trắc, nâng cấp đánh giá tác động xuyên biên giới và tăng cường các hoạt động tham vấn.
Ngoài sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các Đối tác của Ủy hội và cộng đồng khu vực đã góp phần thành công của Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chỉ ra các thách thức đối với sông Mê Công hiện nay. Đó là lưu vực sông Mê Công hiện nay vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của việc gia tăng khai thác sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã và đang phải chống chịu với những biến động bất lợi ngày càng tăng như hạn hán, xâm nhập mặn, sụt giảm phù sa bùn cát, xói lở bờ, sụt lún….
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng những thách thức nêu trên không thể giải quyết một cách triệt để nếu không có sự hợp tác và chung tay của tất cả các quốc gia trong lưu vực và sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ. Đồng thời, để đạt được những mục đích đề ra, Ủy hội phải thiết thực, hiệu quả và nhất quán trong định hướng và hoạt động của mình. Trong bối cảnh ấy, chủ đề của Hội nghị Cấp cao lần này “Tăng cường nỗ lực chung và quan hệ đối tác để đạt được mục tiêu phát triển bền vững lưu sông Mê Công” hết sức phù hợp.
Thứ nhất, vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị cấp cao hợp tác tiểu vùng Mê công mở rộng lần thứ 6 (GMS-6), đề ra những định hướng hợp tác lớn trong trung hạn và khởi động tiến trình xây dựng tầm nhìn hợp tác dài hạn của GMS, thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị, Kế hoạch Hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư tiểu vùng 2022.
Cần nhìn nhận rằng để có được những thành công của hợp tác GMS là có sự đóng góp của hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê công, và ngược lại, những thành công, định hướng cụ thể mà các nhà lãnh đạo cấp cao của các quốc gia GMS đã đạt được trong khuôn khổ GMS 6 vừa qua cũng sẽ là những căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong hợp tác MRC.
Ủy hội sông Mê Công cần tìm cách triển khai cụ thể những định hướng, thỏa thuận lớn đạt được trong GMS6 nêu trên một cách phù hợp.
Thứ hai, để hợp tác của MRC đi vào thực chất, tạo ra sự kết nối thực sự không chỉ về địa lý, điều kiện thiên nhiên, sinh thái môi trường, mà cả về kinh tế, sử dụng bền vững và quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan để cùng phát triển, chúng ta phải thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tiêu chuẩn, chuẩn mực.
Thứ ba, với các Đối tác Đối thoại Trung Quốc và Mi-an-ma, chúng ta cần tiếp tục thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin số liệu khí tượng thủy văn, vận hành của các công trình thủy điện, tiến tới xây dựng và triển khai các dự án và chương trình hợp tác chung; và đặc biệt thúc đẩy xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ủy hội sông Mê Công quốc tế với Hợp tác Mê Công – Lan Thương một cách hiệu quả, có kết quả cụ thể, rõ ràng.
Trong bối cảnh có nhiều sáng kiến hợp tác vùng như hiện nay, Ủy hội cần tiếp tục tích cực mở rộng quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau với các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực ….
Thứ tư, cần chú trọng tăng cường năng lực Ban Thư ký Ủy hội và các Ủy ban sông Mê Công quốc gia nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả hơn nữa Hiệp định Mê Công 1995; liên tục cập nhật Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; áp dụng các kết quả của Nghiên cứu của Ủy hội trong việc ra quyết định về các kế hoạch phát triển tài nguyên nước trên lưu vực; củng cố và mở rộng mạng lưới quan trắc để kịp thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của các dự án phát triển tới môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng hạ du.
Cuối cùng, trong bối cảnh Ủy hội chưa tự đảm bảo nguồn lực hoạt động trong lộ trình hướng tới tự chủ vào năm 2030, tôi mong đợi các Đối tác Phát triển một mặt tiếp tục hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động của Ủy hội, mặt khác ưu tiên hỗ trợ các quốc gia thành viên theo kênh hợp tác song phương trong một cơ chế điều phối vùng hiệu quả tránh trùng lặp giữa các hoạt động hỗ trợ phát triển trong vùng.
Thứ ba, với các Đối tác Đối thoại Trung Quốc và Mi-an-ma, chúng ta cần tiếp tục thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin số liệu khí tượng thủy văn, vận hành của các công trình thủy điện, tiến tới xây dựng và triển khai các dự án và chương trình hợp tác chung; và đặc biệt thúc đẩy xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ủy hội sông Mê Công quốc tế với Hợp tác Mê Công – Lan Thương một cách hiệu quả, có kết quả cụ thể, rõ ràng.
Trong bối cảnh có nhiều sáng kiến hợp tác vùng như hiện nay, Ủy hội cần tiếp tục tích cực mở rộng quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau với các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực ….
Thứ tư, cần chú trọng tăng cường năng lực Ban Thư ký Ủy hội và các Ủy ban sông Mê Công quốc gia nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả hơn nữa Hiệp định Mê Công 1995; liên tục cập nhật Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; áp dụng các kết quả của Nghiên cứu của Ủy hội trong việc ra quyết định về các kế hoạch phát triển tài nguyên nước trên lưu vực; củng cố và mở rộng mạng lưới quan trắc để kịp thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của các dự án phát triển tới môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng hạ du.
Cuối cùng, trong bối cảnh Ủy hội chưa tự đảm bảo nguồn lực hoạt động trong lộ trình hướng tới tự chủ vào năm 2030, tôi mong đợi các Đối tác Phát triển một mặt tiếp tục hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động của Ủy hội, mặt khác ưu tiên hỗ trợ các quốc gia thành viên theo kênh hợp tác song phương trong một cơ chế điều phối vùng hiệu quả tránh trùng lặp giữa các hoạt động hỗ trợ phát triển trong vùng.
“Tôi luôn tin tưởng rằng Ủy hội sông Mê Công quốc tế, vẫn là cơ chế hợp tác khu vực có cơ sở pháp lý chặt chẽ nhất về phát triển bền vững tài nguyên nước trên Lưu vực sông Mê Công, sẽ tiếp tục song hành với các Đối tác chiến lược, các cơ chế hợp tác khu vực trong nỗ lực thúc đẩy các quốc gia ven sông đạt được các thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước chung sông Mê Công vì lợi ích của tất cả các quốc gia và nhân dân trong lưu vực”– Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.