Những người “bắt bệnh trời” trên đảo Cô Tô

10/06/2014 00:00

(TN&MT) - Người dân nơi đây thường vui gọi thân mật “bắt bệnh trời”, hay giới chuyên môn thì lại gọi nghề đo nắng, đo mưa.

(TN&MT) - Người dân nơi đây thường vui gọi thân mật “bắt bệnh trời”, hay giới chuyên môn thì lại gọi nghề đo nắng, đo mưa. Tất cả đều đúng, nhưng có lẽ, nghề đo nắng, đo mưa thì nghe dân dã hơn, hợp với nghề khí tượng thủy văn hơn. Cũng vì xuất phát từ cái tên đó, mà chuyện nắng, mưa, buồn, vui nhiều khi mênh mang trong tâm thức của mỗi cán bộ ở Trạm Khí tượng Hải văn huyện Cô Tô (Quảng Ninh).
   
Gian nan “bt bnh tri”
   
  Đến Trạm Khí tượng Hải văn Cô Tô vào giữa trưa hè, cái nắng, cái gió nơi đây thật nghiệt ngã. Nắng như đỏ lửa, gió như vít lấy người. Ấy vậy mà người dân nơi đâỵ đã quen từ lúc nào không hay.
   
  Còn những cán bộ Khí tượng nơi tiền tiêu của Tổ quốc có nhiều “nét duyên” hơn. Trạm trưởng Hoàng Văn Trường ví von: Nghề của chúng tôi là nghề đặc biệt, nghề “đi mây về gió”... vì chúng tôi toàn làm ngược với quy định hành chính của Nhà nước. Những khi mưa bão, đêm giông, sóng gió là phải mang đồ đạc đi lấy mẫu đo. Khi mọi người đang ngủ, nghỉ ngơi thì những cán bộ Trạm Khí tượng phải đi làm.
   
  Công việc của họ hàng ngày phải đi thu thập số liệu về thời tiết nhằm báo cáo liên tục kết quả số liệu mới nhất về đất liền. Những hiểm nguy mà họ thường phải đối mặt là sự khắc nghiệt của thời tiết, tai nạn rình rập bởi núi cao, vách dựng và cả những loài động vật có nọc độc chết người… Huyện đảo Cô Tô, một thời là nỗi ám ảnh đối với một số cán bộ trẻ khi ra đây công tác. Rắn rết, ruồi muỗi, bọ hút máu luôn tấn công con người. Một số người do không đủ sức chịu đựng với khó khăn nên đã bỏ vào đất liền.
   
Anh Hoàng Văn Trường kiểm tra thiết bị đo khí tượng để “bắt bệnh trời”
      
    
  Anh Trường cho biết, một năm các cán bộ khí tượng hải văn và nhân dân ở đây phải chịu 49 ngày gió Nam. Gió này khô và nóng, mang theo hơi muối biển khiến da thịt trở nên khô và rát. Từ Trạm Khí tượng Hải văn Cô Tô để đi lên được nơi đặt máy khí tượng phải mất chừng 30 phút đi bộ. Điểm đặt máy là trên một quả đồi cao, nhiều cây cối, lau lách rậm rạp, đường mòn nhỏ chỉ đủ lối dành cho một người đi. Tâm sự về chuyện buồn, vui của nghề, anh Trường nhớ lại: Có lần tôi đang đo đạc, ghi chỉ số khí tượng để gửi về cho Trung tâm Đài Đông Bắc thì bị sét đánh bay cả điện thoại, cháy, nổ nhiều thiết bị máy móc của Trạm. May mắn tôi thoát chết. Trời “nổi giận” nhưng mình vẫn bình an , anh Trường nói vui như vậy!.  Cũng từ lần đó anh xem như mình là “con của trời” và càng hăng say trong công việc mà không quản nắng, mưa, bão tố.
   
  Với họ, mỗi người trong xã hội đều được “phân công” làm một công việc riêng và công việc của họ cũng vậy. Cho nên, dù có khó khăn, vất vả tới đâu họ cũng quyết tâm bám nghề, bám đảo để hoàn thành nhiệm vụ.
   
  Trạm Khí tượng Hải văn Cô Tô có 5 cán bộ, 3 nam và 2 nữ, họ thay phiên nhau đảm nhận ca trực. Mỗi ngày có 4 ca trực, mỗi ca đo đạc khí tượng, hải văn diễn ra 15 phút, cứ 5 phút cán bộ phải gửi số liệu mã hóa báo cáo về trung tâm. Dữ liệu khí tượng, hải văn thu thập sẽ được phục vụ cho công tác dự báo thời tiết cho tỉnh Quảng Ninh và thời tiết cả nước. Chị Nguyễn Thị Luyến - Phó Trạm trưởng tâm sự: Nghề này đòi hỏi tính kiên trì, độ chính xác cao. Là phụ nữ theo nghề này thì cực lắm. Có yêu nghề, nhiệt huyết với nghề thì mới tận tâm, tận tình được.
   
  Chị Luyến ra công tác ở Cô Tô được hơn 20 năm. Những khó khăn, thiếu thốn chị đã từng trải qua. Với chị, khi nghĩ đến ngư dân huyện đảo sống bằng nghề đánh bắt xa bờ, thì chị càng ý thức được công việc của mình đang làm. Chỉ những thông số hải văn, khí tượng nhỏ từ trạm thu được là cơ sở để Đài Khí tượng Đông Bắc dự báo thời tiết chính xác nhất trên vùng biển đảo và đất liền. Từ đó ngư dân có thể nắm bắt được thông tin, nếu có mưa bão thì họ cũng sẽ tìm cách phòng tránh thiên tai, hạn chế được thiệt hại.
   
Lng l góp nhng bn tin báo bão…
   
  Trạm Khí tượng Hải văn Cô Tô được thành lập năm 1961, thuộc Đài Khí tượng Thủy văn Đông Bắc. Đến nay, Trạm đã thay đổi qua biết bao nhiêu trạm trưởng và cán bộ nhân viên. Nhưng có lẽ, sự hoang vắng, cô đơn, vật chất thiếu thốn vẫn là ấn tượng hằn sâu trong tâm thức của mỗi người khi được cử ra Cô Tô công tác.
   
Trạm Khí tượng Hải văn Cô Tô khi “trời nổi giận” là nỗi kinh hoàng của cán bộ Trạm.
      
     
   
  Năm 1987, anh Trường ra đảo Cô Tô nhận công tác. Lúc đấy dân cư ở đảo còn thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn, chưa có điện. Bốn bề là biển, sóng vỗ quanh năm. Anh Trường tâm sự: “Thời gian đầu khi mới ra đảo, tôi và anh em đồng nghiệp rất nản, chỉ muốn bỏ về đất liền để kiếm việc khác mưu sinh. Cuộc sống trên đảo khó khăn đến mức anh em phải đi vay gạo, xin mắm muối của người dân, của bộ đội sống qua ngày để chờ cứu trợ từ đất liền gửi ra”.
   
  Chính sự khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt đã tôi luyện ý chí kiên cường của họ, làm cho họ trở nên chai lì với công việc, càng gắn bó với đảo từ khi nào không hay, đến mức khi chúng tôi hỏi cán bộ công nhân nơi đây thì đều có câu trả lời rất giống nhau: Đã ra Cô Tô thì không muốn quay về đất liền nữa, không phải vì ở cái đảo nhỏ bé này có điều kiện sống thuận lợi hay được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ vật chất. Mà đơn giản chỉ là họ đã quen với thời tiết, khí hậu, môi trường trong lành nơi đây, quen với cái lặng lẽ, sự tĩnh mịch về đêm và đặc biệt hơn họ quen với tiếng sóng vỗ rì rào mỗi khi đêm xuống. Thế nên, có nhiều người, sau khi về phép với gia đình lại tìm cách ra đảo ngay, bởi nhớ và chót yêu mảnh đất nơi đảo xa. Với họ, để bám trụ với nghề nơi phong ba bão táp, ngoài tình yêu nghề, thì tình yêu ngư dân, tình yêu biển đảo Tổ quốc đã thôi thúc họ hoàn thành mọi nhiệm vụ.
   
Lê Xuân
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người “bắt bệnh trời” trên đảo Cô Tô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO