Những hình ảnh về môi trường tuyệt đẹp nhất trên thế giới

07/04/2016 00:00

(TN&MT) – Cuộc thi Nhiếp ảnh gia Môi trường hằng năm là cuộc thi thể hiện ý thức môi trường và ý thức xã hội lớn nhất từ khắp nơi trên thế giới. Thời hạn nộp tác phẩm dự thi trước ngày 18/4. Dưới đây là những chiến thắng của các cuộc thi năm trước do trang Guardian thống kê.Quấn vải quanh các cây còn sống sót (năm 2014)

Những nhà sư Phật giáo Campuchia và người dân địa phương ban phước cho một trong những cây lớn còn lại trong khu vực bị phá hủy để nhường chỗ cho vườn chuối. Mặc dù đến quá muộn để ngăn chặn sự phá hủy hoàn toàn, họ vẫn quấn một miếng vải màu cam xung quanh các cây còn lại và cầu nguyện sẽ ngăn chặn được nạn khai thác gỗ trong tương lai. Sau nạn phá rừng bừa bãi ở Trung tâm Rừng Bảo tồn Cardamon ở Tây Nam Campuchia, một phong trào tu sĩ chiến binh sinh thái bắt đầu nổi dậy để bảo vệ các khu rừng gặp nguy hiểm. Ảnh: Luke Duggleby
Những nhà sư Phật giáo Campuchia và người dân địa phương ban phước cho một trong những cây lớn còn lại trong khu vực bị phá hủy để nhường chỗ cho vườn chuối. Mặc dù đến quá muộn để ngăn chặn sự phá hủy hoàn toàn, họ vẫn quấn một miếng vải màu cam xung quanh các cây còn lại và cầu nguyện sẽ ngăn chặn được nạn khai thác gỗ trong tương lai. Sau nạn phá rừng bừa bãi ở Trung tâm Rừng Bảo tồn Cardamon ở Tây Nam Campuchia, một phong trào tu sĩ chiến binh sinh thái bắt đầu nổi dậy để bảo vệ các khu rừng gặp nguy hiểm. Ảnh: Luke Duggleby

Tưới nước cho dưa hấu (năm 2015)

Một cặp vợ chồng tưới nước cho cây dưa hấu trên lòng sông Teesta ở Tây Bengal, Ấn Độ. Con sông đang dần khô cạn, do đó, cặp vợ chồng này đã phải lấy nước bằng cách bơm nước sông qua ống dài mềm. Ảnh: Uttam Kamati
Một cặp vợ chồng tưới nước cho cây dưa hấu trên lòng sông Teesta ở Tây Bengal, Ấn Độ. Con sông đang dần khô cạn, do đó, cặp vợ chồng này đã phải lấy nước bằng cách bơm nước sông qua ống dài mềm. Ảnh: Uttam Kamati

Cuộc sống dưới gầm cầu (năm 2015)

Những cậu bé ở độ tuổi đến trường đang trò chuyện với nhau, dường như không biết gì về sự bỏ rơi của môi trường xung quanh. Dipayan – nhiếp ảnh gia có tuổi nghề 4 năm, hiện đang làm việc tại Kolkata, Ấn Độ, đang dần được công nhận ở trong và ngoài nước về những hình ảnh cuộc sống quen thuộc hàng ngày trong 1 thế giới đang phát triển. Ảnh: Dipayan Bhar
Những cậu bé ở độ tuổi đến trường đang trò chuyện với nhau, dường như không biết gì về sự bỏ rơi của môi trường xung quanh. Dipayan – nhiếp ảnh gia có tuổi nghề 4 năm, hiện đang làm việc tại Kolkata, Ấn Độ, đang dần được công nhận ở trong và ngoài nước về những hình ảnh cuộc sống quen thuộc hàng ngày trong 1 thế giới đang phát triển. Ảnh: Dipayan Bhar

Eden phục hồi – đầm lầy Lưỡng Hà của Iraq (năm 2015)

Con người đã trở về cuộc sống truyền thống của họ sau khi họ buộc phải sơ tán các đầm lầy khi chúng cạn nước vào đầu những năm 90, thời tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ảnh: Esme Allen
Con người đã trở về cuộc sống truyền thống của họ sau khi họ buộc phải sơ tán các đầm lầy khi chúng cạn nước vào đầu những năm 90, thời tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ảnh: Esme Allen

Nhiễm độc da (năm 2014)

Trên bờ sông Hằng ở miền Bắc Ấn Độ có các nhà sản xuất các sản phẩm da lớn nhất nước. Da của Kanpur được xuất khẩu trên toàn thế giới, với 95% trong số đó dành cho thị trường phương Tây. Tuy nhiên, loại da này hiện được biết đến gây ra những ảnh hưởng tồi tệ nhất cho nguồn nước bởi nước bị tẩm hóa chất độc hại từ nước thải thuộc da. Nguồn nước màu xám được người dân địa phương sử dụng và ngấm vào đất nông nghiệp của địa phương, làm đất nhiễm độc và xâm nhập vào thực phẩm. Một loạt các vấn đề sức khỏe đe dọa người dân địa phương khi họ bị nhiễm các độc tố tích tụ sinh học trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Sean Gallagher
Trên bờ sông Hằng ở miền Bắc Ấn Độ có các nhà sản xuất các sản phẩm da lớn nhất nước. Da của Kanpur được xuất khẩu trên toàn thế giới, với 95% trong số đó dành cho thị trường phương Tây. Tuy nhiên, loại da này hiện được biết đến gây ra những ảnh hưởng tồi tệ nhất cho nguồn nước bởi nước bị tẩm hóa chất độc hại từ nước thải thuộc da. Nguồn nước màu xám được người dân địa phương sử dụng và ngấm vào đất nông nghiệp của địa phương, làm đất nhiễm độc và xâm nhập vào thực phẩm. Một loạt các vấn đề sức khỏe đe dọa người dân địa phương khi họ bị nhiễm các độc tố tích tụ sinh học trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Sean Gallagher

Con người đối mặt với thiên nhiên (tháng 1/2014)

Tòa tháp Engels Leaching, 135 mét dưới mặt đất ở Mỏ muối Wieliczka ở Kraków, Ba Lan. Nước mặn chảy qua tháp, hòa tan cục muối bên trong, tạo ra nước muối bão hòa hoàn toàn. Ảnh: Bogumił Kruzel
Tòa tháp Engels Leaching, 135 mét dưới mặt đất ở Mỏ muối Wieliczka ở Kraków, Ba Lan. Nước mặn chảy qua tháp, hòa tan cục muối bên trong, tạo ra nước muối bão hòa hoàn toàn. Ảnh: Bogumił Kruzel

Cuộc sống trong “vòng tròn”, năm 2014

Theo một báo cáo của chính phủ, tổng số người ăn xin khắp Bangladesh hiện nay là hơn 900.000 người. Hoàn cảnh của những người ăn xin trong nước xuất hiện mâu thuẫn với quyền sống và quyền tự do di chuyển. Đây đều là những quyền cơ bản của hiến pháp Bangladesh. Có các cáo buộc tra tấn về thể chất, tinh thần và thậm chí tình dục đối với người dân ở các trung tâm trú ẩn. Điều này khiến nhiều người vô gia cư tìm kiếm bất cứ nơi nào ở các con đường làm nơi trú ẩn. Ảnh: Faisal Azim
Theo một báo cáo của chính phủ, tổng số người ăn xin khắp Bangladesh hiện nay là hơn 900.000 người. Hoàn cảnh của những người ăn xin trong nước xuất hiện mâu thuẫn với quyền sống và quyền tự do di chuyển. Đây đều là những quyền cơ bản của hiến pháp Bangladesh. Có các cáo buộc tra tấn về thể chất, tinh thần và thậm chí tình dục đối với người dân ở các trung tâm trú ẩn. Điều này khiến nhiều người vô gia cư tìm kiếm bất cứ nơi nào ở các con đường làm nơi trú ẩn. Ảnh: Faisal Azim

Kiểm tra lưới cá, năm 2014

Ngư dân Việt Nam kiểm tra lưới của họ. Kinh tế biển là một trong những ngành kinh tế mạnh của Việt Nam, với mục tiêu phấn đấu đạt 53-55% GDP vào năm 2020 và chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, đánh bắt quá mức đang thực sự là mối lo ngại lớn khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hàng triệu người sinh sống, đang phát triển mà không có cá khai thác. Ảnh: Hoàng Long Lý
Ngư dân Việt Nam kiểm tra lưới của họ. Kinh tế biển là một trong những ngành kinh tế mạnh của Việt Nam, với mục tiêu phấn đấu đạt 53-55% GDP vào năm 2020 và chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, đánh bắt quá mức đang thực sự là mối lo ngại lớn khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hàng triệu người sinh sống, đang phát triển mà không có cá khai thác. Ảnh: Hoàng Long Lý

Mò cua và bán (năm 2014)

Người nông dân ở Satkhira, Bangladesh đứng trên mảnh đất của ông. Cơn bão xoáy nghiêm trọng Aila tấn công bờ biển phía tây Bengal, phía tây biên giới Bangladesh vào ngày 25/5/2009. Nó đã gây ra sóng bão tăng từ 2 đến 3 mét so với mức thủy triều dọc theo bờ biển phía Tây Bengal và Bangladesh, với sự tàn phá nghiêm trọng trong các khu vực này. Mảnh đất màu mỡ của người nông dân bị ngập nước và không thể canh tác do độ mặn cao của đất và nước. Người nông dân này đành phải kiếm sống bằng cách mò cua và bán tại chợ. Ảnh: Alve Kazi Riasat
Người nông dân ở Satkhira, Bangladesh đứng trên mảnh đất của ông. Cơn bão xoáy nghiêm trọng Aila tấn công bờ biển phía tây Bengal, phía tây biên giới Bangladesh vào ngày 25/5/2009. Nó đã gây ra sóng bão tăng từ 2 đến 3 mét so với mức thủy triều dọc theo bờ biển phía Tây Bengal và Bangladesh, với sự tàn phá nghiêm trọng trong các khu vực này. Mảnh đất màu mỡ của người nông dân bị ngập nước và không thể canh tác do độ mặn cao của đất và nước. Người nông dân này đành phải kiếm sống bằng cách mò cua và bán tại chợ. Ảnh: Alve Kazi Riasat

Trở lại nơi cũ, năm 2014

Bà Midori Ito đang đứng trong 1 siêu thị hoang tàn ở Namie. Siêu thị này chẳng thay đổi gì kể từ khi thảm họa động đất sóng thần xảy ra vào năm 2011. Các sản phẩm từng được bày bán trong các siêu thị đã quá thời hạn sử dụng nhiều năm nay. Trớ trêu thay, trên bảng hiệu, bạn vẫn nhìn thấy dòng chữ “thực phẩm tươi” bằng tiếng Nhật. Ảnh: Carlos Ayesta, Guillaume Bression
Bà Midori Ito đang đứng trong 1 siêu thị hoang tàn ở Namie. Siêu thị này chẳng thay đổi gì kể từ khi thảm họa động đất sóng thần xảy ra vào năm 2011. Các sản phẩm từng được bày bán trong các siêu thị đã quá thời hạn sử dụng nhiều năm nay. Trớ trêu thay, trên bảng hiệu, bạn vẫn nhìn thấy dòng chữ “thực phẩm tươi” bằng tiếng Nhật. Ảnh: Carlos Ayesta, Guillaume Bression

Beauty Salon 2014

Hai người phụ nữ mặc áo màu tím đang đứng ở bậc cửa của một quán tóc và làm đẹp ở khu vực ven biển Makoko ở Lagos, Nigeria. Họ thường rất bận rộn vào ngày Chủ nhật, khi những người phụ nữ địa phương chuẩn bị đi lễ nhà thờ hay các nghi lễ khác. Khu ổ chuột Makoko là một cộng đồng bị đe dọa đuổi nhà, chứa hàng chục nghìn người sống trong các nhà nổi trên dòng nước bị ô nhiễm của đầm Lagos. Ảnh: Petrut Calinescu
Hai người phụ nữ mặc áo màu tím đang đứng ở bậc cửa của một quán tóc và làm đẹp ở khu vực ven biển Makoko ở Lagos, Nigeria. Họ thường rất bận rộn vào ngày Chủ nhật, khi những người phụ nữ địa phương chuẩn bị đi lễ nhà thờ hay các nghi lễ khác. Khu ổ chuột Makoko là một cộng đồng bị đe dọa đuổi nhà, chứa hàng chục nghìn người sống trong các nhà nổi trên dòng nước bị ô nhiễm của đầm Lagos. Ảnh: Petrut Calinescu


Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những hình ảnh về môi trường tuyệt đẹp nhất trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO