Những doanh nhân Việt gây xôn xao nhất năm Quý Tỵ

01/02/2014 00:00

Các ông Phạm Nhật Vượng, Lê Phước Vũ, Đoàn Nguyên Đức, Phạm Đình Nguyên và Huỳnh Uy Dũng là những nhân vật gây chú ý nhất trong năm, xét dưới nhiều góc độ.

Các ông Phạm Nhật Vượng, Lê Phước Vũ, Đoàn Nguyên Đức, Phạm Đình Nguyên và Huỳnh Uy Dũng là những nhân vật gây chú ý nhất trong năm, xét dưới nhiều góc độ.

Ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú đôla đầu tiên của VN
  Theo bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới 2013 do tạp chí Forbes bình chọn, doanh nhân Phạm Nhật Vượng, ông chủ của tập đoàn Vingroup đã trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong danh sách . Ông xếp thứ 974 trong danh sách với 1,5 tỷ USD tài sản, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.
   
   
  Ông trở thành tỷ phú đôla đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011, liên tục giữ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong các năm 2010, 2011 và 2012. Năm 2012, Vinpearl sáp nhập vào Vincom trở thành Tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ hơn 7.000 tỷ đồng, trở thành công ty có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
   
  Trong năm 2013, Vingroup đã bàn giao 2 đại dự án Times City và Royal City. Đồng thời cho khai trương 2 tổ hợp mua sắm và vui chơi giải trí lớn thuộc 2 dự án này, trở thành tâm điểm chú ý của cả dư luận và truyền thông, là Vincom Mega Mall Royal City - khu tổ hợp thương mại và giải trí dưới lòng đất lớn nhất châu và Vincom Mega Mall Times City với điểm nhấn "thủy cung lớn nhất Việt Nam".
   
Ông Lê Phước Vũ và dấu ấn Nick Vujicic
  2013 có thể nói là một năm “rực rỡ” trong kinh doanh của ông chủ Tôn Hoa Sen – Lê Phước Vũ. Tên tuổi ông Vũ được chú ý nhiều hơn và gây tiếng vang lớn trong giới tài chính kể từ sự kiện truyền thông nổi bật: mời Nick Vujicic – huyền thoại về nghị lực sống của thế giới – về Việt Nam diễn thuyết.
   
   
  Chi 32 tỷ đồng, nhưng bù lại ngay sau đó, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vũ đã tăng “chóng mặt”. Đến nay ông Vũ đã đứng thứ 7 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, tài sản đạt 1.792 tỷ đồng tại ngày 26/12, tăng 969 tỷ đồng so đầu năm.
   
  Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của Hoa Sen niên độ tài chính 2012-2013 khả quan với doanh thu thuần đạt 11.760 tỷ đồng, tăng 11,6% và vượt 6,8% kế hoạch, lãi 580 tỷ đồng, tăng 57,6% và vượt 45% kế hoạch.
   
Bầu Đức và một năm đầy biến động của HAGL
  Năm 2013 có thể nói là năm biến động nhất từ trước tới nay của Hoàng Anh Gia Lai. Đầu tháng 5, Global Witness cáo buộc HAGL phá đất rừng làm đồn điền trồng cao su, được coi là "nồi cơm" của Tập đoàn ở Campuchia và Lào. Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức tại họp báo liên quan tới báo cáo này đã khẳng định không hề lấy bất cứ m3 gỗ nào từ Lào.
   
   
  Tuy nhiên, các buộc được coi là thiếu căn cứ nói trên đã không làm bầu Đức chùn chân. Ngay sau đó, ông Đức có mặt ở Yagoon (Myanmar) để khởi công siêu dự án với tổng vốn đầu tư 440 triệu USD, là dự án FDI có vốn đầu tư kỷ lục tại Myanmar. Ông Đức cho biết, đây sẽ là cú đấm thứ 2 của HAGL sau cao su.
   
  Sau đó chừng 3 tháng, Bầu Đức tuyên bố việc tái cấu trúc tập đoàn lần 3 với định hướng phát triển theo 2 ngành chính là nông nghiệp (cao su, mía đường, dầu cọ) và bất động sản(với dự án chủ lực tại Myanmar). HAGL sẽ dần thoái vốn tại các lĩnh vực còn lại, mở màn bằng việc đã bán 6 dự án thủy điện và tách các dự án bất động sản thông qua thành lập An Phú.
   
  Đến cuối năm, HAGL lại gây “bão” khi xin Bộ Công thương cho nhập khẩu 30.000 tấn đường về tinh luyện tại đường Biên Hòa để xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Việc này khiến Hiệp hội Mía đường phản ứng dữ dội, nhưng cũng cho thấy sự yếu kém nội tại của các nhà máy đường trong nước.
   
  Được đánh giá là người thẳng thắn và sẵn sàng chia sẻ với báo chí, với bất cứ sự kiện nào của HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức đều trực tiếp thể hiện quan điểm người lãnh đạo số 1 của HAGL. Và thống kê tới thời điểm hiện tại, năm nay, bầu Đức tiếp tục là người giàu thứ 2 Việt Nam trên thị trường chứng khoán.
   
Doanh nhân trẻ Phạm Đình Nguyên hiện thực hóa "giấc mơ Mỹ"
  Nếu năm ngoái, tin thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ - Bufford đã được bán cho một người Việt Nam với giá 900.000 USD khiến giới truyền thông và người dân Mỹ xôn xao, sửng sốt thì năm nay, họ còn “choáng váng” hơn khi thị trưởng mới của Bufford - doanh nhân Phạm Đình Nguyên - công bố đổi tên thị trấn thành một cái tên khá Việt - PhinDeli - thị trấn “cà phê phin ngon”.
   
   
  Không chỉ đổi tên, ông Nguyên còn dùng chính thị trấn có lịch sử lâu đời của nước Mỹ này để giới thiệu cà phê Việt đến với thị trường nước Mỹ. Ông gọi đây là “bàn đạp tinh thần” để hàng Việt đặt chân đến được với thị trường Mỹ. Và không nằm ngoài mục tiêu đó, việc đổi tên thị trấn cũng là một cách mà theo ông Nguyên là rẻ nhất và hiệu quả nhất để giới thiệu cà phê PhinDeli của ông đến với thị trường Mỹ. Ngoài ra, để quảng bá cà phê Việt ra thế giới, vị doanh nhân 38 tuổi vốn sợ độ cao này đã không ngần ngại tham gia chuyến bay du lịch không gian Zero G. Đây cũng là người Việt Nam đầu tiên “chịu chơi” tham gia vào chuyến du hành khá tốn kém này.
Theo Dân trí
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những doanh nhân Việt gây xôn xao nhất năm Quý Tỵ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO