Nhà tài trợ các quốc gia cần tăng cường giải quyết rủi ro thiên tai

15/01/2015 00:00

(TN&MT) – Các quốc gia cần nỗ lực hơn nữa trong việc giảm thiểu những rủi ro bởi thời tiết khắc nghiệt và động đất xảy ra ở nhiều nơi.

(TN&MT) – Theo người đứng đầu Liên Hiệp Quốc về phòng chống thiên tai thì do thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trên toàn thế giới nên các quốc gia cần nỗ lực hơn nữa trong việc giảm thiểu những rủi ro bởi thời tiết khắc nghiệt và động đất xảy ra ở nhiều nơi.
   
  Bà Margareta Wahlstrom, người đứng đầu của Văn phòng Liên hợp quốc về giảm rủi ro thiên tai (UNISDR) cho biết, một kế hoạch toàn cầu mới về bảo vệ người và tài sản do thiên tai gây ra được phê duyệt vào tháng ba nhằm đảm bảo một liên kết mạnh mẽ hơn nữa so với những gì chúng ta đã có trong quá khứ giữa phát triển và rủi ro thiên tai. “Kế hoạch này đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên chưa rộng rãi và chưa đủ nhanh để thực sự giải quyết những thiệt hại thiên tai ngày càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới.”
   
Hình ảnh mặt trăng được nhìn thấy đằng sau những chiếc đèn lồng do những người sống sót, người dân địa phương và du khách thả lên trời trong buổi tiễn đưa các nạn nhân trong thảm họa sóng thần năm 2004 tại Ban Nam Khem, một làng chài phía nam phá hủy bởi trận sóng ngày 26/12/2014
   
  Chính phủ đang cân nhắc nhiều phương pháp để đo lường cải tiến, bao gồm cả mục tiêu toàn cầu về việc giảm tử vong và thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra, và bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng như trường học và bệnh viện.
   
  Theo bà Margareta Wahlstrom thì kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai của thế giới được đưa ra năm 2004 sau trận sóng thần Ấn Độ Dương không bao gồm các chỉ số tiến bộ. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính phủ thiết lập các thể chế, pháp luật và chính sách để đối phó với thiên tai và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.
   
Đầu tư bảo vệ
   
  Vấn đề đặt ra đối với việc lập kế hoạch là thiếu kinh phí thực hiện các nỗ lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho việc tái thiết sau khủng hoảng hoặc trong các dự án phát triển lâu dài. “Hầu hết những gì đã đạt được là do được đầu tư từ ngân sách quốc gia” - bà Margareta Wahlstrom nhấn mạnh.
   
  Theo một báo cáo năm 2013 của Viện phát triển hải ngoại có trụ sở tại London thì cộng đồng quốc tế đã dành 13,5 triệu USD vào việc giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra trong hai thập kỷ qua - chỉ 40 cent cho mỗi lần hỗ trợ khoản tiền 100 USD.
   
  Theo bà Margareta Wahlstrom, các nước nghèo cũng nên ưu tiên xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro thiên tai đối với các lĩnh vực như y tế và giáo dục. Ngoài ra, nhiều thảm họa xảy đến với các nước giàu trong những năm gần đây như siêu bão Sandy tại Mỹ, sóng thần năm 2011 và khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản đã cho thấy sự cần thiết của việc chia sẻ đầy đủ về chuyên môn giữa các ngành, các lĩnh vực.
   
  Các rủi ro đang gia tăng nhanh nhất đối với cơ sở hạ tầng như nhà máy điện, tàu điện ngầm, sân bay và các mạng lưới thông tin liên lạc. Bà Margareta Wahlstrom nhấn mạnh: "Chúng ta đang trở nên rất phụ thuộc vào các hệ thống cảnh báo lốc xoáy, lũ lụt vì vậy để bảo vệ những hệ thống này một cách hiệu quả, cần nhiều khả năng sáng tạo và sẵn sàng bứt phá để tìm kiếm một môi trường mới rộng hơn.”
   
Mai Đan
  Theo Reuters
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhà tài trợ các quốc gia cần tăng cường giải quyết rủi ro thiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO