Ngành KTTV cung cấp các bản tin dự báo chứ không phải số liệu khung

05/08/2019 22:28

(TN&MT) - Tại Hội thảo lấy ý kiến các Bộ, ngành về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 của Tổng cục Khí tượng Thủy văn chiều 05/8, tại Hà Nội; các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống Quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn, phục vụ phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ông Lê Minh Nhật - Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục

ông Lê Minh Nhật
Ông Lê Minh Nhật -
Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và 
Khắc phục hậu quả thiên tai,
Tổng cục PCTT

Phòng chống thiên tai:Cần đánh giá nhu cầu của bên sử dụng thông tin KTTV

Nguyên tắc trong hoạt động KTTV là chính xác, liên tục, thống nhất. Dựa theo nguyên tắc trên thì trong Luật đã nêu rõ hoạt động KTTV phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,

Do vậy, chúng ta cần làm rõ nguyên tắc phục vụ, KTTV phục vụ phòng chống thiên tai như thế nào; ngược lại Cục Phòng chống thiên tai cần gì ở Cục KTTV, điều này phải xuất phát từ thực tiễn. Cho nên khi sửa đổi, bổ sung phải đánh giá nhu cầu của bên sử dụng, đánh giá nhu cầu thực tiễn đặt ra đang thiếu gì để phục vụ kịp thời, chính xác.

Nhu cầu của phòng chống thiên tai có rất nhiều lĩnh vực (21 loại hình) như vậy thì đối với KTTV rất quan trọng để đánh giá các nhu cầu của đơn vị bên sử dụng đáp ứng được lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay. Bởi vậy, cách tiếp cận bằng Nghị định, hướng dẫn sẽ rất tốt cho người thực hiện.

Mặt khác, nên đưa ra thời đoạn quy định sẽ phù hợp hơn là thời gian quyết định trong các trường hợp đặc biệt, bởi đã là Nghị định thì ai cũng phải thực hiện và thực hiện theo các thời gian này sẽ không đáp ứng được yêu cầu nữa.

ông Tuệ
Ông Nguyễn Văn Tuệ
nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV:

Ông Nguyễn Văn Tuệ - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV: Ngành KTTV có nhiệm vụ cung cấp các bản tin dự báo chứ không phải số liệu khung

Trong Nghị định 38/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật KTTV, quy định về quan trắc thì kể cả Luật cũng như Nghị định phải xác định, quan trắc trước hết là phục vụ cho các chủ công trình, sau đó là quy định để phục vụ cho KTTV; tức là bổ sung cho quy định KTTV. Nếu đã có máy quan trắc tự động tốt, tất cả mọi thứ tốt thì chúng ta có hạn chế gì đâu?

Về truyền tin, chúng ta quy định là muộn nhất sau 30 phút phải truyền thông tin cho ngành KTTV để đảm bảo chúng ta sử dụng thông tin cho hiệu quả. Trong các quy định chuyên dùng cũng phải cụ thể hóa ra.

Hơn nữa, ngành KTTV có nhiệm vụ là cung cấp các bản tin dự báo phục vụ cho các ban ngành, phục vụ cho công tác điều hành và chỉ huy phòng chống thiên tai chứ không phải cung cấp số liệu khung. Do vậy, ngành KTTV nhận số liệu từ các hồ chứa hay sân bay là để phục vụ cho bài toán dự báo trên địa bàn.

GS.TS Trần Thục - Chủ tịch Hội KTTV Việt Nam: Cần làm rõ KTTV cung cấp những gì phục vụ

gs ts Trần Thục
GS.TS Trần Thục,
Chủ tịch Hội KTTV Việt Nam

cho phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội

Điều mà chúng ta mong muốn là qua Nghị định sửa đổi những điều đáng có là gì, bất cập của 3 văn bản: Nghị định sửa đổi Nghị định số 38/2016/NĐ-CP  của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước và Quyết định sửa đổi Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai và dự kiến sửa đổi ra sao? Nếu chỉ bằng cải thiện, chỉ nói một cách khoa học về thiên tai diễn ra như thế nào rồi những công việc đã làm sẽ không thuyết phục được người nghe.

Đồng thời, đây là Nghị định có hiệu lực bắt buộc thực hiện nhưng chúng ta nên xem xét đối tượng thực hiện Nghị định là ai, đối tượng quản lý công việc là ai và xem xét rõ các đối tượng bị tác động (cả tốt và xấu). Tại sao chúng ta phải sửa đổi, và nếu sửa đổi thì làm rõ cách khắc phục đối với bản thân các chủ công trình cùng các cơ quan quản lý cấp trên của chủ công trình.

Cùng với đó, làm rõ KTTV cung cấp những gì phục vụ cho phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ tại sao KTTV phải cung cấp số liệu và khi cung cấp số liệu thì được gì?

Hơn nữa, nên cân nhắc, xem xét đối với Cục Đường bộ đo cái cầu, đo cao tốc... thì họ có hệ thống lưới chưa? Và làm sao kết hợp được với camera giao thông chẳng hạn, thì làm luôn một lần cho dễ, thuận lợi cho họ. Đối với đường thủy thì kết hợp với bên giao thông biển, các cảng của họ ra làm sao?

Khi Nghị định đã quy định thì họ bắt buộc phải thực hiện, nhưng nếu thấy được những lợi ích trong việc quản lý họ sẵn sàng tham gia ngay. Cho nên, cần giải thích rõ ràng, có như vậy chúng ta mới dễ tìm được sự đồng thuận của các Bộ, ngành; đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành KTTV cung cấp các bản tin dự báo chứ không phải số liệu khung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO