Nam Định: HTX thanh niên bảo vệ môi trường – một cách làm hay!

27/11/2013 00:00

Bằng tình yêu, niềm tin, sự say mê sáng tạo và cao hơn nữa là trách nhiệm với cộng đồng, Trần Văn Kiều đã chế tạo ra chiếc máy xử lý rác thải ...

(TN&MT) - Bằng tình yêu, niềm tin, sự say mê sáng tạo và cao hơn nữa là trách nhiệm với cộng đồng, chàng trai trẻ Trần Văn Kiều ở xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường (Nam Định) đã chế tạo ra chiếc máy góp phần hữu hiệu xử lý rác thải tại địa phương. Hơn nữa, anh còn mạnh dạn thành lập một mô hình HTX huy động được sức trẻ trong công tác bảo vệ môi trường và cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương.
   
Trăn tr... dp rác
  Sinh ra và lớn lên trên làng nghề cơ khí Xuân Tiến, ngay từ nhỏ chàng trai Trần Văn Kiều đã được tiếp xúc với tiếng đục, tiếng đe. Những âm thanh quen thuộc đó đã ăn sâu vào tiềm thức, anh tự nhủ lớn lên mình sẽ làm giàu từ chính nghề truyền thống của quê hương. Năm 2001, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội (Khoa Công nghệ thông tin), anh Kiều đảm nhận vị trí Trưởng phòng Công nghệ thông tin của Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á. Nhưng đến năm 2009, một quyết định như một ngã rẽ của cuộc đời khi anh Kiều quyết định “dứt áo” về quê nối nghiệp cha và chính thức thành lập Công ty TNHH Tân Thiên Phú. Công ty chuyên sản xuất máy móc phục vụ ngành chăn nuôi như các loại máy nghiền, máy ép viên, máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, máy sấy, máy ấp trứng tự động...
   
  Tuy nhiên, cùng với sự phát triển quy mô công nghiệp của làng nghề thì rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, gây ô nhiễm trầm trọng. Tại thời điểm đó, địa phương đang sử dụng máy đốt rác nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, loại máy này có nhược điểm là nhiều loại rác thải đốt không cháy triệt để, phải đưa ra chôn lấp. Khi độ ẩm trong không khí lớn, máy chỉ đốt được 30-40% rác thải và giá của máy này lên đến 3,2 tỷ đồng. Bao đêm liền trằn trọc đi tìm lời giải cho bài toán ô nhiễm của địa phương và cuối cùng chiếc máy cũng hình thành.
   
Khách hàng thăm quan một trong những sản phẩm của HTX
    
   
  Chiếc máy đã ra đời và chất chứa bao niềm hi vọng của bà con bởi máy có công suất nghiền 5-7 tấn rác thải tổng hợp/giờ, có thể nghiền 3-5 tấn rác thải rắn thành bột/giờ, tiêu thụ 15kW điện/giờ. Bên cạnh đó, máy có khả năng nghiền các loại rác hữu cơ, vô cơ; tách được chất thải nhẹ như túi nilon và nghiền nhỏ các loại chất thải rắn sinh hoạt như gạch, ngói, thủy tinh, sành sứ… với kích thước từ 2-3mm. Máy đã chính thức được lắp đặt và đưa vào vận hành thử nghiệm tại khu xử lý rác thải tập trung của xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường.
   
  Hiệu quả vượt trội của máy là giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm thể tích rác thải, giúp rác dễ phân hủy, xử lý được chất thải rắn nguy hại, không gây ảnh hưởng phụ đến môi trường, tránh mùi, giảm thể tích chôn lấp, kéo dài thời gian khai thác bãi chôn lấp rác và làm đẹp cảnh quan môi trường. Không những vậy, máy cũng có ưu điểm là đơn giản, dễ vận hành. Tổng vốn đầu tư máy thấp, khoảng 300 triệu đồng/máy và chi phí xử lý rác thấp, khoảng 15.000 đồng/tấn. Năm 2012, máy xử lý rác thải do anh Kiều chế tạo được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm định và cấp phép quyền sử dụng.
   
Hành đng vì cng đng
   
  Nhận thức rõ được tầm quan trọng của sức trẻ trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế của địa phương, phát huy hiệu quả từ việc chế tạo thành công mô hình xử lý rác thải, anh Kiều còn mạnh dạn thành lập mô hình HTX Khoa học công nghệ thanh niên Xuân Trường. HTX thành lập nhằm quy tụ tài năng và sức trẻ nhằm hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trụ sở của HTX đặt tại CCN xã Xuân Tiến (Xuân Trường). Thành viên của HTX gồm những thanh niên có chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học trên địa bàn huyện cùng góp vốn. Phương châm hành động của HTX hướng tới mục tiêu “Xã viên giàu, HTX mạnh về kinh tế, phát triển năng động và bền vững”. HTX có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, phát triển các ý tưởng sáng tạo thành các đề tài khoa học công nghệ, từ đó tổ chức tư vấn cung cấp cho khách hàng theo dịch vụ thỏa thuận.
   
  Đến nay qua 6 tháng hoạt động, HTX đã triển khai được 3 đề tài gồm: Chế tạo máy đóng bịch nấm, chế tạo máy thu gom và băm rơm, rạ trên đồng làm thức ăn chăn nuôi hoặc sử dụng chế phẩm sinh học ủ làm phân bón và đề tài chế tạo máy nghiền thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở các đề tài này, HTX đã triển khai tư vấn và liên kết với các cơ sở sản xuất chế tạo các loại máy phục vụ các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện.
Mc Miên
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nam Định: HTX thanh niên bảo vệ môi trường – một cách làm hay!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO