Năm 2100, các sông băng ở châu Á sẽ giảm một phần ba, đe doạ việc cấp nước cho hàng triệu người

15/09/2017 00:00

(TN&MT) - Những ngọn núi cao ở châu Á là "kho chứa" nước đông lạnh lớn nhất ngoài hai vùng cực, cung cấp nước cho nhiều dòng sông lớn nhất thế giới, trong đó có...

(TN&MT) - Những ngọn núi cao ở châu Á là “kho chứa” nước đông lạnh lớn nhất ngoài hai vùng cực, cung cấp nước cho nhiều dòng sông lớn nhất thế giới, trong đó có sông Hằng.
 
Các nhà nghiên cứu cho biết, các sông băng trên núi ở châu Á sẽ giảm một phần ba số lượng do sự ấm lên toàn cầu vào cuối thế kỷ này, và hậu quả là hàng triệu người phải sống phụ thuộc vào nước ngọt.
 
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, đây là trường hợp đúng nhất có thể xảy ra, dựa trên giả định rằng thế giới sẽ hạn chế sự nóng lên toàn cầu trung bình đến 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp.
 
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Việc đạt được mục tiêu 1,5 độ C sẽ là một nhiệm vụ khó khăn chưa từng có và thậm chí sau đó, 36% số lượng các băng ở vùng núi cao của châu Á dự kiến sẽ bị mất vào năm 2100.
 
Theo nghiên cứu, với sự nóng lên 3,5 độ C, 4 độ C và 6 độ C, thiệt hại trên sông băng ở châu Á có thể đạt đến 49%, 51% hay 65% tương ứng vào cuối thế kỷ này.
 
Những ngọn núi cao ở châu Á bao gồm một khu vực địa lý xung quanh cao nguyên Tây Tạng, là “kho chứa” nước đông lạnh lớn nhất ngoài hai vùng cực.
 
Những ngọn núi này cung cấp nước cho nhiều con sông lớn của thế giới, bao gồm sông Hằng, sông Indus và sông Brahmaputra, nơi hàng trăm triệu người phụ thuộc vào nguồn nước của chúng.
 
Gần 200 quốc gia đã thông qua thỏa thuận Paris hồi năm 2015, đưa ra mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 2 độ C và "theo đuổi nỗ lực" để đạt được mức nhiệt độ thấp hơn 1,5 độ C.
 
Theo các nhà khoa học, bề mặt trái đất đã ấm lên khoảng 1 độ C.
 
Đối với các kịch bản nóng lên, các chuyên gia dự đoán mực nước biển sẽ dâng cao, bão nghiêm trọng hơn, hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn và các loài động vật sẽ mất dần cũng như bệnh tật sẽ lây lan.
 
Núi cao châu Á, theo nghiên cứu mới đây, đã nóng lên nhanh hơn mức trung bình toàn cầu.
 
Các ngọn núi cao ở châu Á đang nóng lên nhanh hơn mức trung bình toàn cầu. Hình ảnh: Alamy Stock Photo
Các ngọn núi cao ở châu Á đang nóng lên nhanh hơn mức trung bình toàn cầu. Hình ảnh: Alamy Stock Photo
 
Nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C đồng nghĩa rằng mức tăng trung bình trong khu vực khoảng 2,1 độ C, với sự khác biệt giữa các dãy núi - tất cả sẽ ấm lên hơn 1,5 độ C.
 
Nghiên cứu dự báo dãy núi Hindu Kush sẽ ấm lên khoảng 2,3 độ C và phía đông Himalaya sẽ ấm lên 1,9 độ C.
 
"Ngay cả khi nhiệt độ ổn định ở mức hiện tại, khối lượng băng tan sẽ tiếp tục mất nhiều năm nữa. Đối với các sông băng ở núi cao muốn tồn tại, cần phải giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu" - các nhà nghiên cứu cho biết.
 
Các vùng biển Nam Á và Trung Quốc phụ thuộc vào nước tan chảy từ các sông băng ở Hymalaya để lấy nước uống, sản xuất điện và thủy lợi.
 
Đồng thời, các vùng này cũng dễ bị ngập lụt hơn do sự tan chảy băng nhanh, kết hợp với những cơn mưa nặng hạt và các cơn bão tăng mạnh do sự ấm lên toàn cầu.
 
Hồi tháng 7/2017, một nghiên cứu trên tạp chí Nature Climate Change cho biết chỉ có 5% khả năng giữ sự ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C. Đối với 1,5 độ C, tỷ lệ chênh lệch khoảng 1%.
 
Theo xu hướng hiện nay, một số chuyên gia dự báo Trái đất đang trên đà ấm lên khoảng 3 độ C.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian 
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm 2100, các sông băng ở châu Á sẽ giảm một phần ba, đe doạ việc cấp nước cho hàng triệu người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO