(TN&MT) – Thời gian qua, Doanh nghiệp Tư nhân Bảo Toàn đã tự “đẻ” ra cái Hợp đồng về việc thỏa thuận kè chắn lũ bảo vệ dân cư bản Pắc Pạ, tự ký với chính quyền...
(TN&MT) – Thời gian qua, Doanh nghiệp Tư nhân Bảo Toàn đã tự “đẻ” ra cái Hợp đồng về việc thỏa thuận kè chắn lũ bảo vệ dân cư bản Pắc Pạ, tự ký với chính quyền bản Pắc Pạ, đổi lại người dân “im lặng” để cho doanh nghiệp “cày xới” đất tìm vàng.
Thời gian qua, dòng suối Nậm Nhọ, bản Pắc Pạ, xã Vàng San, huyện Mường Tè đang bị Doanh nghiệp Tư nhân Bảo Toàn (Doanh nghiệp Bảo Toàn) mang máy xúc tới đào bới, xới tung lòng suối để khai thác vàng trái phép. Điều đáng nói là việc làm trái pháp luật này lại được phù phép bởi bản Hợp đồng thỏa thuận làm kè chắn lũ bảo vệ dân cư, tự ý ký với chính quyền thôn bản Pắc Pạ.
Suối Nậm Nhọ bị chặn dòng, tan hoang do doanh nghiệp lợi dụng làm bờ kè khai thác vàng sa khoáng
Theo ghi nhận của phóng viên, cả một khu vực rộng lớn của lòng suối Nậm Nhọ đã bị Doanh nghiệp Bảo Toàn dùng máy xúc cày xới nham nhở, tan hoang, làm thay đổi dòng chảy một số đoạn suối Nậm Nhọ. Nguy hiểm hơn, có những khu vực bị hút sâu hàng chục mét, khối lượng đá cuội được đắp đống ngổn ngang.
Ông Vàng Văn Thuận, Trưởng bản Pắc Pạ, xã Vàng San cho biết: Do mùa mưa lũ đến, bản cũng đề nghị lên xã để xây dựng kè bảo vệ nhà cửa cho bà con, nhưng lâu quá không thấy được đầu tư, người dân trong bản lo sợ sạt lở nên có đề nghị Doanh nghiệp Bảo Toàn vào làm kè và người dân đồng ý cho doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng. Bản cũng biết là khai thác vàng như thế là sai, nhưng bà con đồng thuận mong muốn có kè bảo vệ bản.
Dòng suối đục ngầu, được doanh nghiệp đào bới thành vũng sâu để tìm vàng
Trong bản Hợp đồng không số, được ký tháng 4/2018 giữa đại diện Trưởng bản Pắc Pạ và Doanh nghiệp Bảo Toàn có ghi: Kinh phí doanh nghiệp tự lo và không đòi chính quyền bà con dân bản… Đổi lại chính quyền Bản và bà con sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp được tận dụng làm sa khoáng (vàng) để trả tiền dầu mỡ, lương công nhân… trong phạm vi 1km chiều dài suối. Ngoài ra, trong Hợp đồng còn nhiều câu từ “cười ra nước mắt”, các điều khoản đưa vào câu trước “đá” câu sâu, nhưng trên hết về mặt pháp luật thì đây là Hợp đồng không có giá trị về pháp lý. Đấy là chưa nói Doanh nghiệp Bảo Toàn tự ý vào khai thác, tận thu vàng khi chưa có sự cấp phép của chính quyền địa phương.
Người dân bản trình độ hiểu biết hạn chế có thể thông cảm được, nhưng chính quyền địa phương nơi đây họ còn trả lời còn ngây ngô hơn, một vị lãnh đạo xã Vàng San cho biết: Sở dĩ Doanh nghiệp Bảo Toàn làm được như vậy là do có một Hợp đồng thỏa thuận với người dân bản Pắc Pạ làm kè để chống sạt lở bảo vệ khu dân bản, đổi lại doanh nghiệp này sẽ được phép khai thác vàng sa khoáng để chi phí cho dầu mỡ và trả lương công nhân.
Hợp đồng "bảo bối" của doanh nghiệp để "qua mặt" chính quyền địa phương ngoạn mục
Ông Lò A Chu, Chủ tịch UBND xã Vàng San, huyện Mường Tè khẳng định: Xã đã làm tờ trình lên huyện xin kinh phí xây dựng bờ kè bảo vệ cho bà con, nhưng mấy năm rồi không thấy huyện bố trí được ngân sách để làm. Nguyện vong của bà con mong muốn bảo vệ nhà cửa không bị sạt lở là chính đáng, nên họ đã đề nghị doanh nghiệp vào làm kè, còn về khai thác vàng trái phép thì xã không đồng ý và cũng đã xử lý lập biên bản, nhưng thẩm quyền của xã có hạn nên xử lý vấn đề này rất khó.
Được biết, chính quyền huyện Mường Tè, Công an huyện và nhiều đoàn thể khác đã vào kiểm tra, nhưng khi về thì không có chỉ đạo cụ thể nào bằng văn bản, đó là lý do đến nay Doanh nghiệp Bảo Toàn vẫn “hồn nhiên” khai thác vàng sa khoáng vô tội vạ, làm suối Nậm Nhọ đục ngầu, bờ suối tan hoang, nham nhở. Trong khi, tài nguyên của Quốc gia đang bị đánh cắp, thất thu ngân sách.
Nhà ở tạm bợ của công nhân Doanh nghiệp Bảo Toàn dựng ngay trên bãi khai thác vàng sa khoáng
Nhiều người dân thôn bản lân cận còn cho biết thêm, Doanh nghiệp Bảo Toàn lợi dụng việc làm bờ kè còn cho máy xúc vượt chỉ giới ký Hợp đồng với dân để khai thác vàng, nhưng vì đã đồng ý với doanh nghiệp nên người dân bản Pắc Pạ đành phải giữ im lặng.
Đề nghị UBND huyện Mường Tè, Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu vào cuộc, xử lý dứt điểm tình trạng trên. Đồng thời, nếu nơi đây có trữ lượng vàng sa khoáng lớn thì cần tổ chức thăm dò trữ lượng, báo cáo cụ thể để lập phương án và tổ chức cấp phép khai thác đúng quy định nhằm thu ngân sách cho địa phương và không bị thất thoát tài nguyên.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Trong nước - Báo Tài Nguyên và Môi trường - 16:04 29/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ (30/3/1993 - 30/3/2023), thay mặt Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và với tình cảm cá nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thân ái gửi tới các đồng chí, các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động qua các thời kỳ thuộc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 28/3.
(TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã khai trương Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện, đây là hệ thống giao ban điện tử với 210 điểm cầu, được kết nối từ tỉnh đến 173/173 xã, phường.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió...
(TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading...
Chỉ còn vài tháng nữa là gói thầu xây lắp dự án đường Hùng Vương kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị (dự án đường Hùng Vương) sẽ hết thời gian thực hiện hợp đồng xây lắp, thế nhưng đến hiện tại thì dự...
(TN&MT) - Theo Thông tư số 06/ 2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sửa đổi, bổ sung một số quy định trong phòng thi và làm đề thi nhằm tránh gian lận thi cử và tránh lọt đề trong kỳ thi tốt nghiệp 2023.
Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước...
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
(TN&MT) - “Người đứng đầu phải chủ động đi trước, có vai trò dẫn dắt, biết lựa chọn vấn đề ưu tiên và đưa ra các đề bài cần giải quyết…” đó là một trong những chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Đỗ Đức Duy tại Hội nghị trực tuyến toàn...
(TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
Xuất phát là một huyện nghèo nhất tỉnh, nằm cách trở, bao quanh là núi rừng điệp trùng, nhưng huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã biết cách biến khó khăn thành lợi thế để có bước chuyển mình mạnh mẽ.
(TN&MT) -Tỉnh Lạng Sơn đã và đang phát huy hiệu quả lợi thế kinh tế đồi rừng, coi trồng rừng là nghề mang lại thu nhập ổn định, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa nghèo bền vững.
(TN&MT) - Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm từng bước nâng cao hiểu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp lực lượng...
Rong ruổi khắp các huyện miền Tây xứ Nghệ, điều mà tôi ghi nhận được trong suốt cuộc hành trình là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống rất độc đáo và đặc sắc. Và chính điều này đã làm nên...