Mức phát thải các-bon năm 2016 không thay đổi trong năm thứ ba

20/03/2017 00:00

(TN&MT) - Năng lượng xanh giúp giữ lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng không thay đổi trong năm 2016, nhưng cần phải làm nhiều hơn để tránh nhiệt độ...

(TN&MT) - Theo dữ liệu mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng xanh giúp giữ lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng không thay đổi trong năm 2016, nhưng cần phải làm nhiều hơn để tránh nhiệt độ toàn cầu gia tăng đến mức có hại.
 
IEA ước tính mức phát thải 32,1 gigaton của ngành năng lượng là không thay đổi từ năm 2015 và năm 2014 mặc dù nền kinh tế toàn cầu tăng 3,1%.
 
Giám đốc Điều hành của IEA, Fatih Birol cho biết: "Phát thải khí nhà kính không thay đổi trong 3 năm trong khi nền kinh tế toàn cầu phát triển cho thấy một xu thế mới nổi và tạo sự lạc quan ngay cả khi còn quá sớm để nói rằng lượng khí thải toàn cầu đã lên đến đỉnh điểm”.
 
Khí thải CO2 đã giảm ở Mỹ và Trung Quốc - hai nước sử dụng và phát thải năng lượng lớn nhất thế giới. Lượng khí thải không thay đổi ở châu Âu.
 
IEA cho biết, điều này đã góp phần bù đắp sự gia tăng lượng khí thải CO2 ở các nơi khác trên thế giới.
 
Lượng phát thải của Mỹ đã giảm 3% xuống mức thấp nhất kể từ năm 1992 nhờ sử dụng khí từ đá phiến và năng lượng tái tạo thay thế than.
 
Thiết bị sử dụng để thu khí thải CO2 tại một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than của NRG Energy, nơi lượng khí các-bon thu được từ nhà máy sẽ được sử dụng để chiết xuất dầu thô từ một mỏ dầu gần đó ở Thomspsons, Texas, Mỹ vào ngày 9/1/2017. Ảnh: REUTERS / Ernest Scheyder
Thiết bị sử dụng để thu khí thải CO2 tại một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than của NRG Energy, nơi lượng khí các-bon thu được từ nhà máy sẽ được sử dụng để chiết xuất dầu thô từ một mỏ dầu gần đó ở Thomspsons, Texas, Mỹ vào ngày 9/1/2017. Ảnh: REUTERS / Ernest Scheyder
 
Lần đầu tiên, Mỹ tăng cường sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên nhiều hơn than hồi năm ngoái.
 
Lượng phát thải ở Trung Quốc giảm 1% do nhu cầu than giảm mặc dù nền kinh tế tăng trưởng 6,7%.
 
Trung Quốc đã sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng tái tạo, hạt nhân và khí đốt trong việc sản xuất điện và đẩy mạnh việc chuyển sang sử dụng khí từ than đá trong các ngành công nghiệp và xây dựng.
 
Tuy nhiên, IEA cho biết, việc giữ lượng khí thải không thay đổi không đủ để ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
 
Tại Hội nghị khí hậu Paris hồi tháng 12/2015, 195 quốc gia đã thông qua một thỏa thuận ràng buộc pháp lý nhằm tránh BĐKH gây nguy hiểm bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu gia tăng đến 2 độ C.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters & Guardian
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mức phát thải các-bon năm 2016 không thay đổi trong năm thứ ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO