(TN&MT) - Những năm trở lại đây, khách du lịch biết đến Điện Biên không chỉ là quần thể di tích lịch sử; đồi A1, đèo Pha Đin, cánh đồng Mường Thanh, Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay đơn giản chỉ là những đồi hoa Ban trắng muốt gắn liền với truyền thuyết về người con gái tên Ban…mà người ta còn biết đến bởi một loài hoa từ đất nước Nhật Bản được trồng trên đảo Mọn (Pá Khoang). Ai lên Điện Biên mùa này, chắc chắn hoa Anh đào đang nở rộ...!
Bông địa lan “báo công” Đại tướng…
Chẳng phải ngẫu nhiên mà hoa Anh đào lại có tên trên đảo Mọn. Cơ duyên để loài hoa Anh đào có mặt trên đất Điện Biên được ví như một đặc ân của thiên nhiên và là sứ mệnh của con người nghĩa khí đưa giống về trồng trước lời hứa với Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời. Người đưa giống hoa Anh đào lên trồng trên đảo Mọn là vị tiến sĩ ngành công nghệ sinh học Trần Lệ, năm nay, ông ngoài 70 tuổi.
Ông Lệ sinh ra ở thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng và lập nghiệp ở thành phố của các loài hoa là Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, giờ là đảo Mọn. Dường như tất cả những địa danh ông sinh sống và trưởng thành đều gắn liền với các loài hoa. Phải chăng, đó là cơ duyên và bổn phận để ông đưa quốc hoa của Nhật Bản lên trồng trên đất Điện Biên.
Trong ký ức không xa của vị tiến sĩ Trần Lệ vỗ tay lên trán nhắc lại: Đó là năm 2005, lúc ấy nhọ mặt người, quãng 5 giờ chiều, ngày 30/12, tôi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng, số 30, Hoàng Diệu, Hà Nội.
“Đại tướng nói với tôi rằng: chiến tranh qua lâu rồi, nhưng đồng bào Mường Phăng, Điện Biên còn vất vả lắm. Các ông là nhà khoa học, có trí tuệ, tâm huyết, trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, nếu làm được gì đó cho đồng bào, cho Mường Phăng thì hãy cố” - ông Lệ nhớ lại.
Đó như là một lời động viên, nhắc nhở, tựa hồ như lời kêu gọi giục giã, gửi gắm niềm tin của Đại tướng đến với ông. Từ sau bữa đó, ông Trần Lệ miệt mài bắt tay vào khảo sát, nghiên cứu khí hậu, thổ nhưỡng tại một số điểm của tỉnh Điện Biên. Sau khi có được bảng phân tích đánh giá trong tay, ông quyết định chọn đảo Mọn; có Hồ Pá khoang bao quanh đảo, điều tiết nước, khí hậu rất tốt để trồng các loài hoa quý. Chính vì vậy, ông Lệ xin chủ trương tỉnh Điện Biên và cơ chế, thuê đất trên đảo Mọn để đưa một số loài hoa ở Đà Lạt về trồng thử như: Địa lan, tuy líp, hoa ly, hoa cúc… và một số loài rau xanh khác. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài để duy trì…
Nôi của hoa Anh đào Nhật Bản tại Việt Nam
Đảo Mọn, đảo Hoa của tiến sĩ Trần Lệ, có tổng diện tích khoảng 10ha, nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Mường Phăng vào mùa đông ít mưa, mùa hè không nóng, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lên đến 10oC; nhiệt độ rất thích hợp cho các loài hoa sinh trưởng. Vị trí đảo Mọn cách TP. Điện Biên Phủ hơn 20km và phải đi xuồng máy mất gần 20 phút.
Trên đảo mùa này toàn hoa; hoa ly, hoa anh đào, hoa càng cua, hoa tuy líp, hoa cúc... đua nhau nở.
Câu chuyện Nhật Bản đưa quốc hoa vào Việt Nam đã thất bại trên dưới 9 lần khi Chính phủ nước này tặng gần 200 cây hoa Anh đào cho Việt Nam đem trồng tại Đà Lạt (từ năm 1994 - 2010). Nhưng chỉ với 10 hạt giống hoa Anh đào của một cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tặng ông Trần Lệ hồi đầu năm 2016 để ươm giống, có 9 cây ông Trần Lệ trồng tại đảo Mọn của Mường Phăng.
Hiện nay, trên đảo Mọn có khoảng hơn 4.000 cây hoa Anh đào, cây Anh đào tuổi đời cao nhất trên đảo là 12 năm, số cây còn lại mới được khoảng vài năm. Vừa qua, ngày 6/1/2018, Lễ hội Hoa Anh đào được tổ chức tại đảo Mọn, đây là năm đầu tiên của hoa Anh đào, sẽ là tiền đề để các năm sau Điện Biên đưa vào kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương.
Nhưng ngày tổ chức Lễ hội trời mưa nhiều, du khách ít đến, chỉ có chủ đảo hoa Anh đào và tập thể lãnh đạo tỉnh Điện Biên và một số Sở, ngành cùng nhân dân Mường Phăng. Ai cũng buồn vì trời mưa không dứt, dường như cả đất, trời và lòng người đều rưng rưng cảm động trước thành quả lao động của tiến sĩ tuổi đã 70.
Tất cả không gian như trùng xuống trong giây lát, lặng im nghe tiếng mưa rơi như lời của đại ngàn Mường Phăng đang thầm, than vãn nhớ cố tri. Rồi tất cả bừng lên khi các làn điệu dân ca, dân vũ được các nghệ sỹ, diễn viên cất lên… Không gian nhẹ nhàng trôi, không nói ra nhưng trong lòng tất cả những ai có mặt tại buổi Khai mạc Lễ hội Hoa Anh đào đều in đậm dấu ấn… Chắc chắn, các năm sau, Lễ hội Hoa Anh đào sẽ trở thành một trong những chương trình, sự kiện thu hút khách du lịch của Điện Biên.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà hoa Anh đào lại có tên trên đảo Mọn. Cơ duyên để loài hoa Anh đào có mặt trên đất Điện Biên được ví như một đặc ân của thiên nhiên và là sứ mệnh của con người nghĩa khí đưa giống về trồng trước lời hứa với Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời. Người đưa giống hoa Anh đào lên trồng trên đảo Mọn là vị tiến sĩ ngành công nghệ sinh học Trần Lệ, năm nay, ông ngoài 70 tuổi.
Ông Lệ sinh ra ở thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng và lập nghiệp ở thành phố của các loài hoa là Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, giờ là đảo Mọn. Dường như tất cả những địa danh ông sinh sống và trưởng thành đều gắn liền với các loài hoa. Phải chăng, đó là cơ duyên và bổn phận để ông đưa quốc hoa của Nhật Bản lên trồng trên đất Điện Biên.
Trong ký ức không xa của vị tiến sĩ Trần Lệ vỗ tay lên trán nhắc lại: Đó là năm 2005, lúc ấy nhọ mặt người, quãng 5 giờ chiều, ngày 30/12, tôi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng, số 30, Hoàng Diệu, Hà Nội.
“Đại tướng nói với tôi rằng: chiến tranh qua lâu rồi, nhưng đồng bào Mường Phăng, Điện Biên còn vất vả lắm. Các ông là nhà khoa học, có trí tuệ, tâm huyết, trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, nếu làm được gì đó cho đồng bào, cho Mường Phăng thì hãy cố” - ông Lệ nhớ lại.
Đó như là một lời động viên, nhắc nhở, tựa hồ như lời kêu gọi giục giã, gửi gắm niềm tin của Đại tướng đến với ông. Từ sau bữa đó, ông Trần Lệ miệt mài bắt tay vào khảo sát, nghiên cứu khí hậu, thổ nhưỡng tại một số điểm của tỉnh Điện Biên. Sau khi có được bảng phân tích đánh giá trong tay, ông quyết định chọn đảo Mọn; có Hồ Pá khoang bao quanh đảo, điều tiết nước, khí hậu rất tốt để trồng các loài hoa quý. Chính vì vậy, ông Lệ xin chủ trương tỉnh Điện Biên và cơ chế, thuê đất trên đảo Mọn để đưa một số loài hoa ở Đà Lạt về trồng thử như: Địa lan, tuy líp, hoa ly, hoa cúc… và một số loài rau xanh khác. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài để duy trì…
Nôi của hoa Anh đào Nhật Bản tại Việt Nam
Đảo Mọn, đảo Hoa của tiến sĩ Trần Lệ, có tổng diện tích khoảng 10ha, nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Mường Phăng vào mùa đông ít mưa, mùa hè không nóng, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lên đến 10oC; nhiệt độ rất thích hợp cho các loài hoa sinh trưởng. Vị trí đảo Mọn cách TP. Điện Biên Phủ hơn 20km và phải đi xuồng máy mất gần 20 phút.
Trên đảo mùa này toàn hoa; hoa ly, hoa anh đào, hoa càng cua, hoa tuy líp, hoa cúc... đua nhau nở.
Câu chuyện Nhật Bản đưa quốc hoa vào Việt Nam đã thất bại trên dưới 9 lần khi Chính phủ nước này tặng gần 200 cây hoa Anh đào cho Việt Nam đem trồng tại Đà Lạt (từ năm 1994 - 2010). Nhưng chỉ với 10 hạt giống hoa Anh đào của một cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tặng ông Trần Lệ hồi đầu năm 2016 để ươm giống, có 9 cây ông Trần Lệ trồng tại đảo Mọn của Mường Phăng.
Hiện nay, trên đảo Mọn có khoảng hơn 4.000 cây hoa Anh đào, cây Anh đào tuổi đời cao nhất trên đảo là 12 năm, số cây còn lại mới được khoảng vài năm. Vừa qua, ngày 6/1/2018, Lễ hội Hoa Anh đào được tổ chức tại đảo Mọn, đây là năm đầu tiên của hoa Anh đào, sẽ là tiền đề để các năm sau Điện Biên đưa vào kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương.
Nhưng ngày tổ chức Lễ hội trời mưa nhiều, du khách ít đến, chỉ có chủ đảo hoa Anh đào và tập thể lãnh đạo tỉnh Điện Biên và một số Sở, ngành cùng nhân dân Mường Phăng. Ai cũng buồn vì trời mưa không dứt, dường như cả đất, trời và lòng người đều rưng rưng cảm động trước thành quả lao động của tiến sĩ tuổi đã 70.
Tất cả không gian như trùng xuống trong giây lát, lặng im nghe tiếng mưa rơi như lời của đại ngàn Mường Phăng đang thầm, than vãn nhớ cố tri. Rồi tất cả bừng lên khi các làn điệu dân ca, dân vũ được các nghệ sỹ, diễn viên cất lên… Không gian nhẹ nhàng trôi, không nói ra nhưng trong lòng tất cả những ai có mặt tại buổi Khai mạc Lễ hội Hoa Anh đào đều in đậm dấu ấn… Chắc chắn, các năm sau, Lễ hội Hoa Anh đào sẽ trở thành một trong những chương trình, sự kiện thu hút khách du lịch của Điện Biên.