Một trong 4 thành phố lớn sẽ không có khả năng cung cấp nước sạch

12/09/2015 00:00

(TN&MT) - Từ Mumbai (Ấn Độ) đến São Paulo (Brazil), nguồn cung cấp nước sạch hiện rất bấp bênh. Nghiên cứu cho thấy bảo tồn nguồn nước có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Mumbai và São Paulo là hai trong số những thành phố lớn nhất trên thế giới phát triển đáng kể trong thập kỷ tới, tuy nhiên cho đến nay, cả hai thành phố này vẫn không thể cung cấp nước sạch và an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cậu bé người Brazil xem mẹ đổ nước vào trong thùng. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Cậu bé người Brazil xem mẹ đổ nước vào trong thùng. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

Nguồn cung cấp nước không ổn định ở São Paulo đã quá đỗi quen thuộc nhưng thành phố lớn nhất của Brazil này hiện đang phải hứng chịu một đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Cuộc khủng hoảng đô thị này đang nhân rộng trên khắp thế giới cùng với một trong 4 thành phố lớn nhất đang trải qua sự căng thẳng về nguồn nước.

Đa số tập trung vào tình trạng khan hiếm nước trong nông nghiệp, chiếm mức tiêu thụ lớn nhất toàn cầu - hơn 90% tổng số trung bình. Tuy nhiên, lý do cơ bản khiến nguồn nước sụt giảm nhanh chóng là sự bùng nổ của các thành phố và nhu cầu sử dụng nước chất lượng cao của họ.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng

Phản ứng thông thường là đầu tư cho cơ sở hạ tầng xuống cấp như nhà máy xử lý, hồ chứa và hệ thống phân phối. Việc làm này đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện giải pháp.

Tuy nhiên, đây cũng là sự thừa nhận lớn vai trò của cơ sở hạ tầng tự nhiên trong việc giải quyết tình trạng thiếu nước. Các phương pháp tiếp cận thượng nguồn như khôi phục lại các bờ sông và sườn đồi ruộng bậc thang để hạn chế dòng chảy chất dinh dưỡng và trầm tích là sự đầu tư cho một môi trường hoạt động tốt hơn nhằm cải thiện chất lượng nước và tiết kiệm chi phí xử lý hơn.

Theo nghiên cứu của Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên (TNC), việc giảm 10% trầm tích và chất dinh dưỡng trong nguồn cung cấp nước có thể dẫn đến chi phí xử lý giảm khoảng 5%. Hơn nữa, theo tính toán, nếu mọi phương pháp bảo tồn như bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hành quản lý nông nghiệp tốt nhất, khôi phục ven sông và giảm nhiên liệu rừng đã được áp dụng cho các thành phố trên khắp thế giới thì tổng số tiền tiết kiệm sẽ lên đến 890 triệu USD mỗi năm.

 Sông Tansa ở phía bắc Mumbai, nơi cung cấp nước cho thành phố được cho là một trong những nơi có chất lượng nước có thể được cải thiện bằng cách phục hồi các bờ sông và làm việc với những nông dân để giảm dòng chảy. Ảnh: David Levene / Guardian
Sông Tansa ở phía bắc Mumbai, nơi cung cấp nước cho thành phố được cho là một trong những nơi có chất lượng nước có thể được cải thiện bằng cách phục hồi các bờ sông và làm việc với những nông dân để giảm dòng chảy. Ảnh: David Levene / Guardian

Phương pháp này sẽ khuyến khích chính quyền địa phương và ngành cung cấp nước đầu tư vào các loại hình bảo tồn, có khả năng hữu ích nhằm giảm chi phí vốn của họ theo thời gian bằng cách sử dụng công nghệ xử lý tiết kiệm hơn là nâng cấp một cách phức tạp và đắt đỏ hơn.

Ở Ấn Độ, hơn 40% dân số sống ở các thành phố, vì thế dân số có thể tăng gấp đôi lên 814 triệu người vào năm 2050. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa công bố một loạt các sáng kiến, trong đó có các thành phố thông minh (Smart Cities Mission – SCM) để biến các thành phố trên Ấn Độ trở thành trung tâm phát triển có tính cạnh tranh toàn cầu. Điều này sẽ liên quan đến một chương trình hiện đại hóa, trong đó việc cung cấp nước sạch sẽ tăng cao trong chương trình nghị sự.

Nghiên cứu đã xác định 17 thành phố của Ấn Độ, nơi các chiến lược bảo tồn có thể giúp nước này đáp ứng mục tiêu phát triển trong nước. Chúng tôi tin rằng Mumbai là một trong 5 thành phố trên thế giới có chất lượng nước được cải thiện nhất bằng cách phục hồi các bờ sông và làm việc với những nông dân ở thượng nguồn để giảm dòng chảy.

Nhân rộng

Một phần tư trong số hơn 500 thành phố mà TNC nghiên cứu có thể tạo ra sự đầu tư tích cực vào bảo tồn đầu nguồn. Trong số các thành phố đi đầu, thành phố thu được lợi ích là São Paulo. Cải thiện kỹ thuật canh tác, bảo vệ rừng, trồng rừng và phục hồi bờ sông trong lưu vực của hệ thống cấp nước Cantareira, trong đó thành phố phụ thuộc nhau có khả năng cắt giảm 10% trầm tích và chất ô nhiễm trong nguồn cung cấp nước của thành phố và giảm 5%chi phí xử lý.

Năm 2005, một cộng đồng nhỏ ở đầu nguồn Cantareira, Extrema đã nỗ lực chống lại ảnh hưởng của nạn phá rừng và sự gia tăng dòng chảy và bùn cát liên tiếp. Chính quyền địa phương đã phối hợp với Ủy ban lưu vực sông São Paulo và chính phủ liên bang của Brazil thiết lập một chương trình trả cho chủ đất 120 USD/ha đất khôi phục rừng. Cho đến nay, 3.500 ha đã được trồng lại. Phân tích của các đồng nghiệp ở Brazil cho thấy việc phục hồi thêm 14.200 hecta rừng bị phá và chống xói mòn trên 2.000 ha trong phạm vi lưu vực sông nhất định có thể giảm một nửa nồng độ trầm tích của hệ thống. Mặc dù không nhận thấy các kết quả qua đêm nhưng việc phục hồi này có thể cải thiện nguồn nước và mang lại lợi ích cho hơn 13 triệu người dân sống ở khu vực đô thị São Paulo và Extrema.

Tiềm năng bảo tồn thiên nhiên ở thượng nguồn để bảo vệ chất lượng nước ở các thành phố là không giới hạn đối với các nước đang phát triển. Các thành phố của Mỹ như Santa Fe, Albuquerque và New Mexico đã từng bị cháy rừng, làm tăng khả năng những cơn mưa tiếp theo sẽ mang đất mặt, mảnh vụn và tro vào các sông và hồ chứa. Đáp án là khôi phục rừng đầu nguồn về mặt sinh thái để giảm số lượng các nguyên liệu dễ cháy và làm giảm nguy cơ hỏa hoạn.
 

Mai Đan
Theo Guardian

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một trong 4 thành phố lớn sẽ không có khả năng cung cấp nước sạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO